Vụ VN Pharma: Vì sao lạc đà chui lọt lỗ kim?

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) nhận định, vụ việc VN Pharma cho thấy việc nhập khẩu thuốc quá dễ dàng.
Vụ VN Pharma: Vì sao lạc đà chui lọt lỗ kim?

“Một nhà sản xuất không ai biết, kinh doanh không ai biết, giấy tờ ngụy tạo mà vẫn qua mặt được hội đồng tư vấn, qua bao nhiêu cấp như thế nhưng vẫn được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp số đăng ký thuốc”, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM lấy làm lạ.

Bà thấy khó hiểu khi các DN khác hàng năm trời khó khăn mới được đăng ký thuốc như vậy nhưng tại sao tất cả những lỗ kim này, “con lạc đà” như VN Pharma lại có thể chui lọt.

Sao lại có chuyện kì vậy?

Bà có bình luận gì trước lời khai của nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm tổng Giám đốc công ty cổ phần VN Pharma cho rằng đây là tai nạn nghề nghiệp do đối tác nhập hàng về không đúng thỏa thuận; còn đối tác lại nói không biết về dược, chỉ biết đó là hàng từ Canada về?

Qua theo dõi phiên tòa, tôi thấy ông Hùng trả lời vô trách nhiệm, ai cũng nói “tôi không biết”.

Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là biết ngay công ty gì. Đặc biệt khi thuốc này lại nói là của 1 quốc gia phát triển như Canada.

Cho nên lý luận trước tòa mà công ty nhập khẩu bảo không biết là thuốc giả thì không thể chấp nhận được.

Theo bà vụ việc này cho thấy những lỗ hổng nào, tại sao một con “lạc đà” lại lọt qua lỗ kim như bà nói?

Chúng ta phải xem lại quy trình cấp phép làm sao không để với đối tượng này thì dễ, đối tượng khác thì quá khó.

Như vụ VN Pharma, một loại thuốc đâu đâu nhập về, hồ sơ ngụy tạo mà vẫn qua được hội đồng tư vấn và thời gian được cấp phép cũng rất nhanh. Như vậy là có khác thường.

Cục Quản lý dược cũng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, xem lại vai trò của mình, trình độ của nhân viên mình, trách nhiệm đến đâu, không thể nói huề vốn như vậy.

Bởi nói gì thì nói, thuốc đã cấp số đăng ký rồi, nếu nghi ngờ có vấn đề thì đừng cấp.

Nếu nghi thì đừng nhập, đừng có cấp số. Anh có quyền ách hồ sơ lại để xem xét giống như bao nhiều trường hợp khác, hồ sơ từ Bắc chạy vào Nam đi vòng vòng, DN bức xúc hoài.

Giải thích của ông Hùng cho rằng thuốc trị ung thư giả không gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng, ở góc độ chuyên môn theo bà liệu có tin được không?

Tại sao lại không nguy hiểm được?

Cách trả lời này không thuyết phục. Đối với ung thư là 1 bệnh rất khó chữa, gần như nan y, tâm lý bệnh nhân và người nhà vào viện là còn nước còn tát, tìm mọi cách chữa trị. Các thuốc trị ung thư chưa có thuốc nào vỗ ngực xưng tên trị 100% khỏi cả.

Tuy nhiên mình phải phân biệt thuốc giả với thuốc thật, không thể nói cứ đi mua hoạt chất về rồi chế thành viên thuốc thì gọi là thuốc. Không có chuyện đó.

Thuốc phải được sản xuất theo quy trình đăng ký và chất lượng thế nào, phải được chứng minh trên lâm sàng, thực tế để chứng minh độ an toàn, tác dụng của nó trên bệnh nhân.

Một mình ông Hùng không làm được

Theo cáo trạng, số tiền VN Pharma chi hoa hồng cho các bác sĩ gần 7,5 tỷ đồng. Bà nhìn nhận như thế nào về việc này cũng như tình trạng chi hoa hồng nói chung trong ngành y dược?

Đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nếu không đề cập đến thì không sao nhưng đã nói thì phải điều tra, làm rõ có thật là chia cho bác sĩ hay còn vấn đề gì khác.

Cục Quản lý dược có đưa ra lý luận là thuốc vừa nhập về trong kho đã có lệnh ngưng đưa ra thị trường. Như vậy nếu không đưa ra thị trường thì làm sao có chuyện chia hoa hồng cho bác sĩ 7,5 tỷ. Còn nếu chia hoa hồng cho mặt hàng khác cần nói cho rõ.

Chuyện hoa hồng là 1 vấn nạn nhức nhối của ngành nếu thật sự cơ quan điều tra nắm chứng cứ thì phải đi đến cùng, ai làm nấy chịu đừng nói lơ lửng đã chi hoa hồng cho bác sĩ để kê đơn thuốc này.

Còn nếu thực sự có kê đơn, có chia hoa hồng thì trách nhiệm lại khác và mức án không chỉ dừng lại ở 12 năm nữa.

Vì khi thuốc được đưa ra thị trường sẽ can tội sản xuất thuốc giả theo bộ luật Hình sự cả cũ và mới thì mức phạt cao nhất là tử hình.

Theo bà, có nên đặt vấn đề trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lãnh đạo Bộ Y tế?

Tôi cho rằng, tất cả những người liên quan đều liên đới trách nhiệm. Một mình ông Hùng sẽ không làm gì được. Việc này rất phức tạp, cần làm rõ. Nhưng trước mắt cho thấy trong cấp phép là có vấn đề, cơ chế đấu thầu cũng có vấn đề.

Một loại thuốc khi đưa vào bệnh viện thì ít ra phải được đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, có lịch sử sử dụng để biết độ an toàn. Đằng này 1 công ty dược cỏn con mới ra đời chỉ trong vòng mấy năm đã tiến như vũ bão, thâu tóm đấu thầu của bao nhiêu bệnh viện thì mình phải coi lại.

Có 2 chuyện xảy ra, hoặc là có sự thông đồng, tiếp tay, thông thầu hoặc là do cơ chế không loại được những DN yếu kém.

Đương nhiên ai tiêu cực thì phải xử lý, thông thầu thì phải xử lý nhưng đòi hỏi phải có chứng cứ, điều tra chứ không thể làm khơi khơi được.

Theo Vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…