Được biết, HTIC được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo GCNĐKKD số 0103000347 do SKHĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 11/5/2001, hoạt động kinh doanh chính là thương mại các đồ ăn và thức uống. HTIC có trụ sở đăng ký tại số 534 - 536, Phố Bạch Mai, Hà Nội. Vào thời điểm 30/6/2019, Kido ghi nhận giá trị vốn đầu tư tại HTIC gần 5,2 tỷ đồng.
Chưa rõ ông Lê Cao Thuận, cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phần ở thương vụ trên là ai. Tuy nhiên, trong hệ thống Kido cũng có một người có tên Lê Cao Thuận, là Phó Tổng giám đốc CTCP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc và đồng thời làm Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng tại đây. Không loại trừ hai người này là một.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu KDC bất ngờ thăng hoa và gây chú ý mạnh những phiên gần đây. Ghi nhận, mã KDC đã tăng 18,7% chỉ sau 1 tuần giao dịch, thậm chí có tuần liên tiếp 3 phiên tăng trần liên tiếp.
Tuy nhiên, ngay khi Kido công bố đã hoàn thành trách nhiệm với HTIC, cổ phiếu KDC đã bất ngờ quay đầu giảm từ 21.250 đồng/cp (phiên 17/9) xuống 20.800 đồng/cp (phiên sáng 19/9).
Về kinh doanh, Kido kết thúc quý II/2019 với doanh thu thuần sụt giảm hơn 20% về 1.674 tỷ đồng, nguyên nhân chính do doanh thu ngành dầu giảm trước sự cạnh tranh khốc liệt vẫn diễn ra giữa các công ty tại phân khúc dầu phổ thông và dầu xá.
Ngược lại, lợi nhuận trong kỳ ghi nhận tăng trưởng hơn 19%, biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện xấp xỉ 29% so với cùng kỳ năm 2018; đóng góp chủ yếu bởi các nhóm sản phẩm có lợi nhuận gộp cao đều tăng trưởng, bao gồm kem, dầu ăn phân khúc cao trung cấp và chuyên biệt cùng sản phẩm margarine (tương tự bơ).
Năm 2019, Tập đoàn Kido lên kế hoạch doanh thu thuần 8.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng 9% thì lợi nhuận gấp 1,7 lần so với kết quả thực hiện năm trước. Như vậy, lũy kế 6 tháng, công ty hoàn thành 38,9% kế hoạch doanh thu và 50,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
>> Kido và các "vệ tinh" vẫn chật vật trong kinh doanh