Cụ thể, trong số 41.979 đơn các loại gửi về Cục Sở hữu trí tuệ, có 24.126 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017), bao gồm: 2.355 đơn sáng chế; 184 đơn giải pháp hữu ích; 1.148 đơn kiểu dáng công nghiệp; 18.811 đơn đăng ký nhãn hiệu (17.663 đơn quốc gia và 2.769 đơn quốc tế thông qua Hệ thống Madrid); 02 đơn chỉ dẫn địa lý; 5 đơn thiết kế bố trí mạch tích hợp. Ngoài ra, đơn vị này cũng tiếp nhận 17.853 đơn khác, trong đó có 74 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (4 đơn sáng chế, 70 đơn nhãn hiệu).
Vẫn theo ông Phí, Cục Sở hữu trí tuệ đã xử lý được 30.599 đơn các loại, trong đó có 16.094 đơn đăng ký xác lập quyền và 14.505 đơn khác.
Ngoài ra, đơn vị này cũng chấp nhận và cấp văn bằng bảo hộ cho 11.400 đối tượng SHCN (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017), bao gồm 1.201 Bằng độc quyền sáng chế, 138 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 1150 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 8.905 Giấy chứng nhận cho 6.762 nhãn hiệu quốc gia và 2.143 đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid; 6 Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Trong 6 tháng cuối năm, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ hoàn thiện Đề án Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9; đẩy mạnh việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, giảm tỷ lệ đơn tồn; Phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn tài chính đối với Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020...