Xu thế chứng khoán ngày 23/3: Biến động theo quyết định của Fed

Trong phiên chứng khoán ngày mai, chỉ số dự báo sẽ chịu biến động liên quan đến quyết định của Fed tối nay nhưng có cơ sở tiếp tục phục hồi nhờ nhóm trụ...
chứng khoán ngày

Chứng khoán ngày 22/3, VN-Index tiếp tục phục hồi trong phiên, lấp lại khoảng trống giảm giá của của phiên giảm điểm mạnh ngày 20/3/2023 khi kết phiên tăng 8,11 điểm (+0,79%) lên mức 1.040,54 điểm.

Mức độ phục hồi vẫn yếu ở nhiều mã thể hiện qua độ rộng của VN-Index kém tích cực so với phiên trước với 203 mã tăng điểm (03 mã tăng trần), 170 mã giảm điểm (02 mã giảm sàn), 88 mã giữ mức giá tham chiếu. HNX-Index tăng 0,85 điểm (0,42%) lên mức 203,96 điểm với 80 mã tăng điểm (06 mã tăng trần), 68 mã giảm điểm (08 mã giảm sàn).

Thanh khoản HOSE và HNX đạt 9.569,81 tỷ đồng, cải thiện so với phiên trước, vẫn thấp mức thanh khoản trung bình do nhà đầu tư vẫn ngại rủi ro, tâm lý hạn chế giao dịch trong khi chờ thông tin FED đang họp lãi suất  và mức độ phân hóa không đồng đều giữa các mã cổ phiếu sau áp lực giảm điểm, nhiều mã vẫn chịu áp lực bán mạnh đột biến. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên HOSE với 175,04 tỷ đồng, duy trì mua ròng ở HNX với giá trị 19,58 tỷ đồng.

Mặc dù VN-Index hồi phục lấy vùng giá quanh 1.040 điểm, nhưng nhiều mã, nhóm mã vẫn chịu áp lực điều chỉnh với khối lượng gia tăng như bán lẻ DGW (-3,82%), FRT (-2,39%), MWG (-1,43%), hay các mã bị bán mạnh đột biến trong nhóm nhiệt điện như PPC (-6,95%), QTP (-2,70%)...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng với những nhân tố ảnh hưởng chính đến phiên giảm điểm trước cũng đã phục hồi tốt trở lại vùng giá cũ như VCB (+2,9%), BID (+1,65%).. bên cạnh VPB duy trì đà tăng điểm tốt trước những thông tin tích cực từ thương vụ bán vốn. Bên cạnh các mã giảm điểm nhẹ như TCB (-0,57%), VIB (-0,24%), ACB (-0,21%).

Đa phần các nhóm ngành khác đều phân hóa mạnh, mức độ phục hồi kém và không có nhiều điểm nhấn trong bối cảnh VN-Index vẫn kéo dài tích lũy và thị trường chung cũng dần đến thời điểm kết thúc quý I/2023.

Biến động liên quan đến quyết định của FED

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chứng khoán ngày 22/3, VN-Index kết phiên với cây nến dạng spinning đi kèm thanh khoản không quá đột biến cho thấy vẫn chỉ là nhịp hồi phục trở lại sau khi tạm thời cân bằng tại vùng đáy tháng 2. Đà tăng của chỉ số hôm nay tập trung tại nhóm trụ ngân hàng và bất động sản. 

Với việc thanh khoản không có sự cải thiện và đà tăng chỉ tập trung tại hai nhóm ngành lớn cho thấy tạm thời chưa có sự lan tỏa tích cực của dòng tiền. 

Trong phiên chứng khoán ngày mai, chỉ số dự báo sẽ chịu biến động liên quan đến quyết định của Fed tối nay nhưng có cơ sở tiếp tục phục hồi nhờ nhóm trụ. Xu hướng chính của chỉ số vẫn đang là đi ngang khung 1.015 – 1.065 điểm.

Xu thế của thị trường là đi ngang nên khuyến nghị nhà đầu tư vẫn là swingtrade khi mua trong các phiên giảm mạnh, thậm chí là các phiên xuyên thủng hỗ trợ đáy tháng 2 và bán trong các phiên hưng phấn khi tăng điểm với thanh khoản không cải thiện.

Đã hai phiên phục hồi với thanh khoản không cải thiện, khả năng cao chỉ số cần một nhịp rũ bỏ mạnh để giúp cải thiện thanh khoản giao dịch và tạo tiền đề cho một nhịp hồi mạnh hơn.

Có thể nối tiếp mạch phục hồi

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chứng khoán ngày hôm nay, về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên tạo nến tăng điểm nhưng nhịp hồi phục kể từ sau phiên giảm mạnh đầu tuần có phần chững lại khi chỉ số tiệm cận vùng điểm 1.040-1.050. Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo RSI và MACD hiện tại mới chỉ tạo 1 đáy nhưng vẫn đang hướng lên và chưa có dấu hiệu suy yếu. 

Với diễn biến hiện tại, VN-Index vẫn có thể nối tiếp mạch phục hồi nhưng có xác suất xuất hiện diễn biến rung lắc mạnh hơn trong những phiên chứng khoán ngày tới. Ngoài ra, thị trường cũng có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng trong một vài phiên tới từ quyết định tăng lãi suất mà nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra trong đêm nay. 

Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng những phiên tăng điểm để đưa tỷ lệ cổ phiếu về mức an toàn từ 20 – 40% tài khoản, đồng thời bán giảm các cổ phiếu có diễn biến giá yếu hơn thị trường để quản trị tối đa rủi ro ngắn hạn.

1.045 -1.050 điểm là vùng cản mạnh

Chứng khoán MB (MBS)

Chứng khoán ngày hôm nay, sau 2 phiên tăng liên tiếp, áp lực bán có thể mạnh lên ở phiên ngày mai, trong kịch bản chứng khoán thế giới phản ứng tích cực sau khi Fed công bố mức nâng lãi suất 0,25% cũng như phát đi thông điệp đúng kỳ vọng của thị trường, nhịp điều chỉnh của thị trường (nếu có) cũng sẽ sớm qua nhanh. 

Ngược lại, thị trường có thể điều chỉnh để tìm lực cầu trong bối cảnh thanh khoản xuống thấp. Về kỹ thuật, vùng 1.045 -1.050 điểm có thể là vùng cản mạnh ở nhịp hồi kỹ thuật này, nhà đầu tư có thể chốt lời từng phần.

Đứng trước cơ hội mở rộng nhịp hồi

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chứng khoán ngày 22/3, VN-Index trải qua một nhịp tăng điểm giằng co trong biên độ hẹp. Lực cung bán ra không quá mạnh đã giúp cho chỉ số có một phiên tăng điểm nhẹ cùng thanh khoản cải thiện so với phiên liền trước. Mặc dù áp lực rung lắc sẽ càng trở nên rõ nét hơn trong quá trình đi lên, VN-Index đang đứng trước cơ hội mở rộng nhịp hồi phục và thử thách lại ngưỡng cản mạnh quanh 105x.

Khuyến nghị nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng trading khi giá của các cổ phiếu mục tiêu về quanh ngưỡng hỗ trợ.

Tiếp tục giằng co

Chứng khoán SSI (SSI)

Trạng thái rung lắc, giằng co nhiều khả năng sẽ quay lại trong phiên chứng khoán ngày tới khi lực cung chốt lời ngắn hạn có thể gia tăng. Vùng kháng cự gần trên VN-Index là ngưỡng tâm lý 1.060 điểm trong khi hỗ trợ gần trên chỉ số là khu vực 1.030 – 1.020 điểm. Nhìn chung, VN-Index vẫn đang duy trì xu thế side-way kể từ đầu năm 2023.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được ThuonggiaOnline trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán tuần 20-24/3: Rung lắc dữ dội vẫn sẽ xảy ra

Xu thế chứng khoán tuần 20-24/3: Rung lắc dữ dội vẫn sẽ xảy ra

Khuyến nghị nhà đầu tư vẫn là mua mới trong các phiên giảm mạnh và bán trong các phiên hưng phấn khi tăng điểm với thanh khoản không cải thiện. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể tập trung vào các mã cổ phiếu mạnh và duy trì tích cực bình quân 50 phiên…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…