Xuất hiện điểm sáng cho tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Theo kết quả điều tra các tổ chức tín dụng (TCTD) của của Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng xuất nhập khẩu sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là bán buôn, bán lẻ, dệt may...
Xuất hiện điểm sáng cho tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Thực tế, sau một thời gian tạm lắng, dịch Covid-19 lại tiếp tục bùng phát trở lại từ cuối tháng 7 nhưng khác với lần trước thay vì thực hiện giãn cách xã hội, Chính phủ xác định thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”.

Từ mục tiêu của Chính phủ, hệ thống ngân hàng khẳng định sẵn sàng cung ứng vốn cho những phương án kinh doanh tốt đang cần vốn, đặc biệt là những lĩnh vực vẫn hoạt động tốt trong dịch như sản xuất điện tử, dược phẩm, lương thực thực phẩm…

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2020 tăng 10,2% so với tháng 6 lên 24,9 tỷ USD (tăng 8,2% so với cùng kỳ 2019), ghi nhận giá trị xuất khẩu theo tháng cao nhất kể từ tháng 9/2019. Lũy kế 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ 2019 lên 147,6 tỷ USD.

Đáng lưu ý, sự tăng trưởng tích cực được thúc đẩy bởi khối doanh nghiệp trong nước, với tổng giá trị xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 tăng 13,7% so với cùng kỳ lên 52,2 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI giảm 4,2% sv cùng kỳ xuống 95,4 tỷ USD.

Bởi vậy, giới chuyên gia nhận định, nhu cầu tín dụng sẽ tăng nhanh hơn trong những tháng cuối năm, đặc biệt là tín dụng sẽ “đổ” mạnh vào các doanh nghiệp xuất khẩu bởi hiện nay đây là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.

Thực tế, báo cáo gần đây của NHNN cho thấy, tín dụng chủ yếu tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên như: tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 4,94%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 2,92%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 2,27%...

Có thể bạn quan tâm