Yên Bái họp báo về vụ Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh bị bắn

Đầu giờ chiều ngày 18/8, tại Yên Bái, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp báo thông tin về vụ việc Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn bị hạ sát tại phòng
Yên Bái họp báo về vụ Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh bị bắn

Đầu giờ chiều ngày 18/8, tại Yên Bái, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp báo thông tin về vụ việc Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn bị hạ sát tại phòng làm việc sáng sớm hôm nay.

  • Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị bắn chết tại phòng họp

Chủ trì cuộc họp báo có bà Phạm Thị Thanh Trà - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, ông Đặng Trần Chiêu - Giám đốc Công an tỉnh.

Bí thư tỉnh Yên Bái Phạm Duy Cường (trái) và Chủ tịch HĐND tỉnh này Ngô Ngọc Tuấn không thể qua khỏi vì vết thương quá nặng từ phát súng ở cự ly gần.

Vụ việc khủng khiếp xảy ra khoảng 7h sáng nay, trước kì họp thứ 2 HĐND tỉnh Yên Bái. Sáng sớm, Bí thư Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn có mặt tại phòng làm việc của 2 ông để chuẩn bị khai mạc kì họp.Lúc này, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái Đỗ Cường Minh đẩy cửa vào phòng ông Phạm Duy Cường, rút súng mang theo người bắn vào Bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, ông Đỗ Cường Minh đóng cửa phòng ông Cường, quay sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, tiếp tục nổ súng vào Chủ tịch HĐND tỉnh.

Yên Bái họp báo về vụ Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh bị bắn ảnh 1
Các phóng viên chờ thông tin chính thức từ cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái.

Ngay sau khi nổ súng vào 2 lãnh đạo tỉnh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đỗ Cường Minh tự bắn vào đầu mình để tự sát, hiện đang nguy kịch.Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Cường và ông Tuấn được đưa vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái để tiến hành cấp cứu. Do vết thương quá nặng, ông Cường và ông Tuấn đã không qua khỏi.

Nhóm PV Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.