Yêu cầu các Bộ theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện

Bộ Tài chính mới đây đã công bố kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban điều hành giá trong cuộc họp cuối tháng 3/2019.
Yêu cầu các Bộ theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện

Tại kết luận, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đánh giá việc điều hành giá xăng dầu, giá điện, phí BOT.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch chi phí đầu vào, thanh tra, kiểm tra và công khai kết quả sản xuất kinh doanh điện theo quy định.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá thế giới kết hợp với việc trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu bảo đảm có dư địa cho việc bình ổn thị trường.

Về giá dịch vụ sử dụng đường bộ BOT và giá cước vận tải, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai kết luận của Chính phủ về giá dịch vụ sử dụng đường bộ BOT.

Theo đó, Bộ sẽ phải rà soát trên cơ sở hợp đồng đã ký với nhà đầu tư, đánh giá lưu lượng xe và tổng suất đầu tư đã tính toán lại để báo cáo lại với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

“Trường hợp giảm được giá thì ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu phí; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng”, Phó Thủ tướng nói rõ.

Đối với thuốc chữa bệnh cho người, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục triển khai và mở rộng danh sách đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc, vật tư y tế, đẩy nhanh đấu thầu và đàm phán giá thuốc nhằm hạ giá thuốc, bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc có chất lượng.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường vật liệu xây dựng và thị trường bất động sản để có biện pháp điều tiết vĩ mô phù hợp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng nông sản, phối hợp với Bộ Công Thương cân đối cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu cho tiêu dùng nhằm ổn định thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.