Yêu cầu làm rõ phương án huy động vốn mở rộng Tân Sơn Nhất

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm rõ phương án huy động vốn dự án nâng cấp đồng bộ công trình tại sân bay
Yêu cầu làm rõ phương án huy động vốn mở rộng Tân Sơn Nhất

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng, nâng cấp đồng bộ các hạng mục công trình tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Trong đó, Phó thủ tướng yêu cầu phải làm rõ cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn và lộ trình đầu tư cho từng danh mục công trình cụ thể.

Trong trường hợp giao ACV là nhà đầu tư dự án, cần làm rõ căn cứ pháp lý để thực hiện theo đúng quy định nhằm bảo đảm hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng đồng bộ trong năm 2020.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hồi tháng 3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định chủ trương mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo đề xuất của Công ty tư vấn ADP-I (Pháp). Theo phương án này, một nhà ga hành khách sẽ được xây dựng thêm ở phía nam (tức phía nhà ga hiện hữu) với diện tích sàn 200.000 m2. Nhà ga có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn khái toán khoảng 18.000 tỷ đồng.

Diện tích đất phía Bắc, trong đó có sân golf và 16 ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý, sẽ được sử dụng để xây dựng công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistic và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi.

Riêng đối với việc xây thêm nhà ga T3, một hạng mục thuộc dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngoài  ACV, hiện Tập đoàn FLC cũng đang đề xuất được làm nhà đầu tư dự án này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...