Yêu cầu xử lý vi phạm về đất đai tại Phú Quốc

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc, t
Yêu cầu xử lý vi phạm về đất đai tại Phú Quốc

Theo đó, UBND tỉnh Kiên Giang tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra các công trình xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp, đất rừng tại Phú Quốc.

Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan đã buông lỏng quản lý, cấu kết, bao che, tiếp tay để xảy ra vi phạm, có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo xử lý hình sự đối với các đối tượng phá rừng phòng hộ, rừng quốc gia, lấn chiếm đất công chuyển nhượng trái phép theo đúng quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng yêu cầu, các cơ quan có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo xử lý hình sự đối với các đối tượng phá rừng phòng hộ, rừng quốc gia, lấn chiếm đất công, chuyển nhượng trái phép (vi phạm pháp luật đất đai). Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 1/3/2019.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ cho biết, trong thời gian vừa qua, tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang diễn ra phức tạp. 

Trong đó nổi lên là việc chuyển nhượng, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp. Điều này đã dẫn tới nguy cơ phá vỡ quy hoạch nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.