Hình phạt nào cho Trịnh Xuân Thanh sau 2 án chung thân

Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên án ở tòa sơ thẩm với 2 bản án chung thân, và nếu 2 bản án này có hiệu lực pháp luật thì hình phạt tổng hợp sẽ là chung thân, nhưng nếu kháng cáo cả 2 bản án thì Trịnh Xuâ
Hình phạt nào cho Trịnh Xuân Thanh sau 2 án chung thân

Lúc 9 giờ 40 hôm nay 5/2, TAND Hà Nội mở lại phiên tòa sau một ngày nghị án và tuyên án với Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) và 6 bị cáo khác trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land). Theo đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân. Trong vụ án này khả năng Trịnh Xuân Thanh Kháng cáo là rất cao khi bị cáo đã có những tranh luận khá gay gắt với HĐXX.

Trong vụ án trước đó “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN và PVC. Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC): 14 năm tù tội Cố ý làm trái, tù chung thân tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt cho cả hai tội là tù chung thân.

Trong vụ án này bị cáo Thanh kháng cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại cho anh ta về cả trách nhiệm hình sự và dân sự. Trịnh Xuân Thanh cho rằng, bản thân không tham gia vào các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản như bản án sơ thẩm đã tuyên. 

Về cơ bản trong hai phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh ở hai vụ án khác nhau Trịnh Xuân Thanh đã bị kết án với mức hình phạt rất nghiêm khắc là chung thân. Và khi bản án cho Trịnh Xuân Thanh có hiệu lực pháp luật Tòa án sẽ tiến hành tổng hợp hình phạt của hai bản án.

Vê mặt khái niệm, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là việc Toà án quyết định cho người phạm tội một hình phạt chung trong trường hợp người đó bị tuyên nhiều hình phạt trong nhiều bản án khác nhau.

Trở lại vấn đề của Trịnh Xuân Thanh, trong vụ án tại PVN và PVC Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên án với mức hình phạt là chung thân và bị cáo đã kháng cáo, còn trong vụ án tại PVP Land Trịnh Xuân Thanh vẫn bị  tuyên án với mức án chung thân.

Đặt ra trường hợp Trịnh Xuân Thanh kháng cáo cả hai bản án chung thân trên thì sẽ có các trường hợp xảy ra khi bản án sẽ có hiệu lực tại phiên tòa phúc thẩm.

Nếu tại hai phiên tòa phúc thẩm, bản án dành cho Trịnh Xuân Thanh ở một trong hai vụ án hoặc cả hai vụ án ở mức cao nhất là tử hình thì tổng hợp hình phạt sẽ là tử hình.

Nếu bản án vẫn giữ nguyên như ở phiên tòa sơ thẩm hoặc một trong hai vụ án Trịnh Xuân Thanh bị tuyên ở mức chung thân thì tổng hợp hình phạt vẫn là chung thân.

Trường hợp thứ 3 nếu trong phiên tòa phúc thẩm cả hai bản án tiếp theo của Trịnh Xuân Thanh là hình phạt tù thì mức án tổng hợp của bị cáo sẽ ở mức 30 năm tù theo quy định tại  điều 33 BLHS như sau: “Tù có thơì hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là 20 năm; trong trường hợp phạm nhiều tội mức tối đa là 30 năm…”

Khi tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, Toà án phải quyết định hình phạt chung cho bị cáo dựa trên cơ sở các bản án khác nhau. Vì vậy, trong trường hợp này, Toà án vẫn phải tuân thủ các quy định chung về quyết định hình phạt và đến khi tổng hợp hình phạt, Toà án còn phải áp dụng các quy định riêng cho trường hợp này.

Theo quy định tại Điều 51 BLHS năm 1999, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án có ba trường hợp sau:

Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án có hiệu lực pháp luật lại bị đưa ra xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án đó. Trường hợp này được quy định tại khoản 1, Điều 51. Cụ thể:

“Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Toà án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung”.

Như vậy, để tổng hợp hình phạt trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phải quyết định hình phạt cho tội đang bị xét xử, sau đó tổng hợp với bản án trước theo quy định của Điều 50 BLHS. Tiếp đó, Hội đồng xét xử lấy hình phạt chung trừ đi thời gian mà người bị kết án đã chấp hành, phần còn lại của hình phạt tuyên buộc người bị kết án phải chấp hành.

Có thể bạn quan tâm