MaritimeBank sang tay 4,75% vốn MBB cho Phát triển Hà Nam

Ngày 29/6, hơn 81,3 triệu cp của Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB), tương đương 4,75% vốn đã được Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank, MSB) sang tay cho CTCP Phát triển Hà Nam.
MaritimeBank sang tay 4,75% vốn MBB cho Phát triển Hà Nam

Tại ĐHĐCĐ thường niên, MSB cho biết sở hữu 4,85% vốn của MBB, theo đó sau khi hoàn tất chuyển nhượng hơn 81,3 triệu cp, MSB sẽ chỉ còn nắm giữ khoảng 0,1% vốn của MBB.

Theo danh sách cổ đông lớn tính đến cuối năm 2016, MBB có 6 cổ đông lớn là Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) với tỷ lệ sở hữu 14,75%, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC (9,83%), Tổng công ty trực thăng Việt Nam (7,84%), Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (7,52%), Vietcombank - VCB (7,04%) và nhóm cổ đông lớn nước ngoài (7,41%).

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MBB đang được giao dịch với mức giá 22.300 đồng/cp. Như vậy, nếu tính theo giá giao dịch, MSB dự kiến có thể thu về 1.813 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, giao dịch của MBB diễn ra khá sôi động, khối lượng giao dịch mỗi phiên luôn giữ ở mức 1-2 triệu cp, cá biệt phiên ngày 30/06, đã có 12 triệu cp MBB được chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2017 đến nay, cổ phiếu MBB cũng cho thấy mức tăng khá mạnh gần 69% so với thời điểm hồi đầu năm.

Thị giá cổ phiếu MBB từ đầu năm đến nay

MaritimeBank sang tay 4,75% vốn MBB cho Phát triển Hà Nam ảnh 1

Điểm qua về kết quả kinh doanh, hết quý 1/2017, MSB ghi nhận thu nhập lãi thuần trong kỳ đạt 310 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của MaritimeBank cũng giảm mạnh 72% xuống 53 tỷ đồng. Riêng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ có bước tăng trưởng hơn 60% lên 27 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng mang về hơn 39 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt (trước chi phí dự phòng) 34 tỷ đồng, giảm mạnh 90% so với quý 1/2016. Tuy chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong quý 1/2017 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, nhưng con số 65 tỷ đồng đã khiến MaritimeBank báo lỗ hơn 31 tỷ đồng (quý 1/2016 lãi sau thuế 131 tỷ đồng).

Về CTCP Phát triển Hà Nam- đơn vị nhận chuyển nhượng cổ phần MSB, doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, ăn uống phục vụ lưu động…

Được biết, CTCP Phát triển Hà Nam cũng là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group) - tiền thân của Tập đoàn TNG Group, hoạt động đầu tư đa ngành trong nhiều lĩnh vực: Tài chính ngân hàng, khoáng sản, nông lâm nghiệp, bán lẻ và đầu tư kinh doanh bất động sản... và là một trong những nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp có quy mô…

Theo NDH

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...