10 tháng hải quan thu ngân sách ước đạt 215,8 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Hải quan vừa công bố tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tháng 10/2016 và kết quả thu ngân sách trong 10 tháng qua.
10 tháng hải quan thu ngân sách ước đạt 215,8 nghìn tỷ đồng

Cụ thể, tính từ 1/10 đến ngày 26/10/2016, toàn ngành hải quan có số thu ngân sách nhà nước đạt 17.523 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết 26/10 tổng thu ngân sách đạt 211.784 tỷ đồng, hoàn thành 78,44% dự toán năm 2016 và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Tổng cục Hải quan ước số thu tháng 10/2016 sẽ đạt 21.500 tỷ đồng và luỹ kế 10 tháng ước đạt 215.760 tỷ đồng, bằng 79,9% dự toán được giao (Quốc hội giao chỉ tiêu thu là 270 nghìn tỷ đồng).

Về hoạt động xuất nhập khẩu, trong tháng 10 năm 2016, tổng trị giá XNK ước đạt 31,2 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá XK ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng 0,5% và tổng trị giá NK ước đạt 15,7 tỷ USD, tăng 7,9%.

Với kết quả ước tính trên thì trong 10 tháng/2016, tổng trị giá XNK dự kiến đạt 284,64 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó tổng trị giá XK ước đạt 144,08 tỷ USD, tăng 7,2% và tổng trị giá NK ước đạt 140,56 tỷ USD, tăng 2,1%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10/2016 ước thâm hụt 200 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch xuất khẩu. Trong 10 tháng của năm 2016, thương mại hàng hóa của Việt Nam dự kiến xuất siêu gần 3,52 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, có giá trị xuất khẩu lớn trong tháng 10 như điện thoại các loại, linh kiện, dệt may, máy vi tính, điện tử, máy móc thiết bị, giầy dép, gỗ, dầu thô…

Trong khi hàng nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế ở các mặt hàng điện thoại, điện tử, linh kiện, vải, sắt thép, nguyên phụ liệu may mặc, da giầy…

Thu Hằng

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.