10 thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam năm 2016

Năm 2016 có 71 doanh nghiệp đã tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Trong đó, dẫn đầu là đợt IPO của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) với giá trị gần 2,1
10 thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam năm 2016

Năm 2016 thị trường chào đón các doanh nghiệp lớn bán đấu giá cổ phần lần đầu, giao dịch UpCoM.

1. Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)

Ngày 29/08, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) chào bán hơn 167 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng với mức giá khởi điểm 14,290 đồng/cp.

Kết quả, hơn 149 triệu cp, tương đương 90% lượng cổ phần đấu giá đã được bán cho 240 nhà đầu tư, trong đó có 225 nhà đầu tư cá nhân và 15 nhà đầu tư tổ chức. Giá đấu thành công bình quân là 14,291 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị thu về từ đợt IPO hơn 2,136 tỷ đồng. Mức giá trúng cao nhất là 16,520 đồng/cp và thấp nhất là 14,290 đồng/cp.

2. Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ Súc Sản (VISSAN) 

Dường như chưa bao giờ có phiên đấu giá IPO nào có nhiều cảm xúc như buổi đấu giá của Công ty TNHH Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) vào ngày 07/03. Tưởng chừng một lệnh có khối lượng 11,328,002 cp với giá 55,000 đồng/cp sẽ trúng giá nhưng sau đó hàng loạt lệnh với khối lượng lớn được đưa vào, đặc biệt là một lệnh 3.3 triệu cp có giá vọt lên 102,000 đồng/cp đã khiến nhiều nhà đầu tư phải bất ngờ.

Cuối cùng, kết quả VISSAN đấu giá thành công 100% lượng cổ phần chào bán với giá trúng thầu bình quân là 80,053 đồng/cp (gấp đến 4.7 lần giá khởi điểm), bao gồm 6 nhà đầu tư (1 nhà đầu tư tổ chức) trúng thầu. Tổng giá trị IPO thu về gần 907 tỷ đồng.

3. Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà (RESCONHA)

Ngày 28/01, hơn 78 triệu cp của Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà (RESCONNHA), tương đương 34.89% vốn điều lệ đã được bán hết cho 27 nhà đầu tư (trong đó có 1 nhà đầu tư tổ chức) với mức giá đấu thành công bình quân là 10,000 đồng/cp. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt trên 782 tỷ đồng.

Công ty cũng cho biết sẽ chọn Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân là nhà đầu tư chiến lược tham gia mua 78 triệu cp (chiếm 34.79% vốn điều lệ) sau khi tổ chức IPO xong.

4. Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm)

Đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) vào sáng ngày 22/06 cũng thành công với tỷ lệ 100%, thu về gần 444 tỷ đồng. Hơn 42.5 triệu cp đấu giá được bán hết cho 175 nhà đầu tư với mức giá trúng thầu trung bình là 10,433 đồng/cp.

Mức giá trúng cao nhất là 16,500 đồng/cp với số lượng 50,000 cp. Mức giá trúng thấp nhất là 10,000 đồng/cp với số lượng hơn 42 triệu cp.

Sau cổ phần hóa, Tổng Công ty tiếp tục quản lý vốn đầu tư tại các công ty thành viên và đưa ra các giải pháp để phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các đơn vị. Các dự án đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 gồm có: Trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược, cơ sở khám chữa bệnh, vùng dược liệu quy mô lớn (khoảng 30,000 ha) đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu (GACP) và 1 nhà máy chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP, nhà máy sản xuất nguyên liệu dược mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất dược trong nước.

5. Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO)

Ngày 19/08, hơn 25 triệu cp (tương đương 19.96% vốn điều lệ) của Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO) đã được bán hết cho 45 nhà đầu tư trong phiên chào bán lần đầu ra công chúng. Mức giá trúng thầu bình quân 10,502 đồng/cp, tương ứng giá trị thu về hơn 262.6 tỷ đồng.

Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của FiCO là 1,270 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước và cổ đông chiến lược cùng nắm giữ tỷ lệ sở hữu tương đương 40% (50,800,000 cp), cán bộ công nhân viên nắm giữ 0.31% (394,200 cp) và nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 19.69% (tương đương 25,006,300 cp). Trước đó, vào ngày 24/05, FiCO đã ký hợp đồng nguyên tắc mua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là CTCP Đầu tư Xuân Cầu, theo đó đơn vị này sẽ là đối tác sẽ nắm giữ 40% vốn của FiCO.

6. Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE)

Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) thu gần 252 tỷ đồng từ đợt bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO). Cụ thể, 36 nhà đầu tư gồm 5 tổ chức và 31 cá nhân đã mua hết 17.6 triệu cp BIWASE với mức giá trúng bình quân 14,277 đồng/cp.

7. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)

29 nhà đầu tư cũng đã mua hết hơn 24 triệu cp của Công ty mẹ - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - TNHH MTV trong phiên đấu giá tổ chức ngày 21/04 với giá đấu thành công bình quân 10,114 đồng/cp, thu về hơn 246 tỷ đồng.

8. Công ty TNHH MTV Sách Việt Nam (Savina)

Ngày 24/03, Công ty TNHH MTV Sách Việt Nam (Savina) chào bán hơn 16.7 triệu cp ra công chúng tương ứng 24.64% vốn điều lệ với giá khởi điểm 10,500 đồng/cp. Kết quả, 100% cổ phần được đấu giá của Savina đã bán hết cho 74 nhà đầu tư - trong đó có 2 nhà đầu tư tổ chức và 72 nhà đầu tư cá nhân, với giá đầu thành công bình quân 13,072 đồng/cp. Tổng giá trị thu về từ đợt chào bán hơn 218 tỷ đồng.

10 thương vụ IPO lớn nhất Việt Nam năm 2016 ảnh 8

9. Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1)

Phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công ty Xây dựng Số 1 (CC1) thu hút 73 nhà đầu tư đăng ký tham gia với số lượng đăng ký gấp 4.8 lần so với số lượng cổ phần chào bán.

Kết quả phiên đấu giá, giá đặt mua cao nhất 15,600 đồng/cp, giá đặt mua thấp nhất 10,300 đồng/cp, giá đấu thành công bình quân 14,200 đồng/cp với 7 nhà đầu tư trúng giá. Tổng số lượng cổ phần đấu giá là 14,089,100 cp đã được bán hết, thu về hơn 200 tỷ đồng.

10. Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà

18.7 triệu CP trong phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) của Công ty TNHH Đầu tư Việt Hà cũng đã được bán cho 6 nhà đầu tư trong nước (1 tổ chức và 5 cá nhân). Giá đấu thành công bình quân đạt 10,100 đồng/CP - tương đương số tiền thu về gần 189 tỷ đồng. Được biết, khối lượng đặt cao nhất là 9.23 triệu đơn vị.

Theo Vietstock

Có thể bạn quan tâm

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Bước sang năm 2025, giới đầu tư kỳ vọng hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ sôi động trở lại, mang đến một “làn gió mới” trong bối cảnh thị trường chứng khoán sau nhiều năm thiếu "hàng chất lượng" lên sàn...

Khu công nghiệp Becamex Bàu Bàng của BCM

Becamex IDC bị xử phạt do công bố thông tin sai

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) bị phạt tiền 150 triệu đồng do công bố thông tin sai về tình hình sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu...

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Phố Wall bất ngờ đảo chiều giảm điểm vào thứ Sáu, với cả ba chỉ số chính đều đóng cửa trong sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng vốn hoá lớn - yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong những phiên trước - cũng chịu ảnh hưởng…

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Triển vọng chứng khoán Việt Nam 2025 đầy tiềm năng nhờ bất động sản hồi phục, đầu tư công tăng tốc, và các dự án dầu khí trọng điểm. BVSC khuyến nghị tập trung vào nhóm hạ tầng, khu công nghiệp, dầu khí, bất động sản và ngân hàng với định giá hấp dẫn, tạo cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả...

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones tăng điểm vào thứ Năm, kéo dài chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp, dù cho khối lượng giao dịch thấp và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức cao gây áp lực lên một số cổ phiếu công nghệ lớn…