20 mật khẩu "chưa khảo đã khai"

Hãng bảo mật di động Lookout vừa công bố danh sách 20 mật khẩu bị lộ phổ biến nhất trên web đen (dark web).

Danh sách của Lookout khá đa dạng, từ những chuỗi số, ký tự như “123456”, “Qwerty” đến các câu dễ đoán như “Iloveyou”.

Trên blog tháng 12/2021, Lookout lưu ý, trung bình 80% người dùng bị lộ email trên dark web. Người dùng hoàn toàn có khả năng nằm trong 80% này mà không hề hay biết. Từ email rò rỉ, hacker có thể “mò” ra các tài khoản khác và đánh cắp danh tính của nạn nhân.

Dưới đây là danh sách 20 mật khẩu rò rỉ phổ biến nhất được tìm thấy trên dark web:

123456
123456789
Qwerty
Password
12345
12345678
111111
1234567
123123
Qwerty123
1q2w3e
1234567890
DEFAULT
0
Abc123
654321
123321
Qwertyuiop
Iloveyou
666666

Nếu đang sử dụng một trong những mật khẩu nói trên, bạn nên đổi sang mật khẩu mới an toàn hơn. Các chuyên gia gợi ý nên kết hợp giữa chữ viết hoa, viết thường, chữ số và ký tự đặc biệt. Ngoài ra, không nên tái sử dụng mật khẩu cho nhiều tài khoản, vì nếu tin tặc xâm nhập được vào một trong các tài khoản, chúng sẽ mở khóa được số còn lại. Các thông tin liên quan đến bản thân, gia đình như ngày sinh, nơi ở, tên người thân… cũng không nên đưa vào mật khẩu.

Theo dịch vụ quản lý mật khẩu trực tuyến NordPass, trung bình một người có hơn 100 tài khoản online cần cài mật khẩu. Dù vậy, mật khẩu đơn giản lại rất dễ đoán, tạo điều kiện cho tin tặc thoải mái truy cập thông tin và dữ liệu cá nhân của người dùng.

Trong khi đó, số lượng các vụ tấn công mạng ngày càng gia tăng. Chẳng hạn, năm 2021, Mỹ ghi nhận các vụ xâm phạm dữ liệu tăng kỷ lục, 1.862 vụ, nhiều hơn 68% so với năm 2020, theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Identity Theft Resource Center.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây luôn là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu các cuộc tấn công mạng thuộc nhóm cao trên thế giới. Cụ thể, có 70,7 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus trong năm 2021. Số lượt máy tính bị virus mã hoá dữ liệu tấn công trong năm 2021 lên tới hơn 2,5 triệu lượt, cao gấp 4,5 lần so với năm 2020. Trong khi đó đa số người sử dụng Việt Nam vẫn còn lúng túng, chưa biết cách ứng phó khi máy tính bị mã hoá dữ liệu. 

Dự báo, năm 2022 các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn sẽ gia tăng nếu người dùng không hành động sớm, quyết liệt. Vấn đề bảo đảm an ninh trên các thiết bị IoT cần được quan tâm đúng mức khi triển khai trên diện rộng. Tấn công chuỗi cung ứng tiếp tục là xu hướng và sẽ là mục tiêu lý tưởng của hacker trong năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…