23 thành viên quốc hội Iran nhiễm corona, hai quan chức cấp cao đã tử vong

Hai quan chức cấp cao Iran đã tử vong vì virus corona và nhiều quan chức khác nhiễm bệnh như Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Thứ trưởng Bộ Y tế Iraj Harirchi, hay Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mojtaba Zolnour.
23 thành viên quốc hội Iran nhiễm corona, hai quan chức cấp cao đã tử vong

Số ca tử vong vì virus corona tại Iran ngày 4/3 đã lên tới 92 người, theo thông báo của Bộ Y tế nước này. 

Khoảng 8% nghị sĩ Iran đã có kết quả dương tính với virus corona. Giới chức trách nước này đã thông báo các kế hoạch điều động 300.000 binh sĩ và tình nguyện viên để chống dịch bệnh bùng phát.

Hai quan chức cấp cao Iran đã tử vong vì virus corona và nhiều quan chức khác nhiễm bệnh. Ông Pirhossein Kolivand, Giám đốc Cơ quan Y tế khẩn cấp của Iran, là quan chức mới nhất có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

Trước ông Kolivand, một loạt quan chức cấp cao như Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Thứ trưởng Bộ Y tế Iraj Harirchi, hay Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mojtaba Zolnour.

Trong ngày 3/3, Lãnh đạo tối cao Iran Iran Ayatollah Ali Khamenei đã yêu cầu quân đội nước này hỗ trợ Bộ Y tế trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của virus corona.

92 người đã tử vong vì virus corona, biến Iran trở thành quốc gia có số ca tử vong vì virus corona cao nhất bên ngoài Trung Quốc.

Iran cũng là một trong 4 nước bùng phát dịch virus corona được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là mối lo ngại hàng đầu hiện nay, bên cạnh Hàn Quốc, Italy và Nhật bản, theo thông báo của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 2/3.

Iran có khoảng 83,6 triệu dân, trong đó khoảng 76% sống tại các vùng nông thôn. Nước này có dân số nhiều thứ 18 trên thế giới.

Là tâm điểm của Trung Đông và chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp cấm vận, hệ thống y tế của nước này được cho là khó có thể đáp ứng được trong trường hợp dịch virus corona lan rộng.

Một loạt nước ở Vùng Vịnh đã đóng cửa biên giới với Tehran sau khi dịch bùng phát.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.