Sau hơn 10 năm đầu tư, nhà máy Bột giấy Phương Nam đã “tiêu” tới 3.000 tỷ đồng vốn, vượt gấp đôi dự tính ban đầu. Tuy nhiên, chỉ hai năm hoạt động lay lắt, nhà máy này đã phải dừng hoạt động vì máy mó
Ngọc Quang
Sau hơn 10 năm đầu tư, nhà máy Bột giấy Phương Nam đã “tiêu” tới 3.000 tỷ đồng vốn, vượt gấp đôi dự tính ban đầu. Tuy nhiên, chỉ hai năm hoạt động lay lắt, nhà máy này đã phải dừng hoạt động vì máy móc liên tục bị trục trặc. Đến giờ, các bộ ngành cũng đang khổ sở lo xử lý khối nợ nần vay đầu tư sau khi khai tử nhà máy.
Được biết, tháng 7/2016, Bộ Công Thương đã họp bàn phương án giải quyết dứt điểm các tồn đọng của dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam sau khi dừng hoạt động 3 năm, chưa có đơn vị tiếp nhận lại.Phương án bán cổ phần Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) cho nhà đầu tư cũng là một lối thoát cho bài toán thanh lý nhà máy giấy kém hiệu quả. Kịch bản xấu nhất là bán nhà máy giấy với giá 0 đồng cũng đã được tính đến.Từ “đội vốn” nghìn tỷ…Nhà máy giấy Phương Nam hiện là điển hình về đầu tư kém hiệu quả từ vốn ngân sách nhà nước, nay để lại hệ luỵ cho Chính phủ và các bộ ngành cũng vô cùng khó xử.Trước đó, tháng 10/2003, dự án này được UBND tỉnh Long An phê duyệt báo cáo khả thi với tổng mức đầu tư là 1.487 tỷ đồng, sử dụng công nghệ PR – C – APMP hiện đại, thi công theo hình thức “chìa khóa trao tay”.Chủ đầu tư là công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi – thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6) – là đơn vị “ngoại đạo” về lĩnh vực giấy.Đến tháng 11/2007, Tracodi đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án lên 2.286 tỷ đồng. Thế nhưng, dự án vẫn triển khai quá ì ạch nên tháng 6/2009, Thủ tướng quyết định chuyển giao dự án cho Vinapaco làm chủ đầu tư.Thời điểm đổi chủ, Tradico mới chỉ hoàn thành được 30-40% các hạng mục thi công chính, song tiến độ chi tiền mua sắm thiết bị, máy móc lại rất nhanh chóng. Đơn cử, Tradico đã ký nghiệm thu và thanh toán 100% giá trị gói thầu mua sắm thiết bị cho nhà thầu Andritz, khoảng 57,1 triệu euro…Dưới thời Vinapaco, nhà máy giấy vận hành liên tục bị tắc nghẽn, gặp sự cố… mà chính nhà thầu Andritz còn “lắc đầu” bó tay. Thậm chí, sản xuất ra sản phẩm thì sẽ bị thua lỗ, gây ô nhiễm môi trường.Năm 2014, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Chính phủ đã chấp thuận cho phép Vinapaco dừng đầu tư dự án, tiến hành tái cơ cấu toàn bộ dự án, xây dựng phương án thanh lý, nhượng bán dự án.
Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã ngừng hoạt động suốt 3 năm sau khi "ngốn" tới 3.000 tỷ đồng
Sau 8 năm triển khai đầu tư, nhà máy vận hành gặp nhiều sự cố, kém hiệu quả nhưng tính đến cuối năm 2014, tổng số vốn đã giải ngân cho dự án lên tới 2.999 tỷ đồng, tức vượt gấp hai lần vốn đầu tư ban đầu.Vấn đề khó xử của dự án nghìn tỷ này vẫn chưa dừng lại. Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng Vinapaco đã rất đau đầu, tìm cách xử lý các tồn đọng của dự án. Trong đó, khối nợ vay đầu tư nhà máy lên tới hàng nghìn tỷ đồng, chưa có hướng trả nợ khả thi.Nợ nghìn tỷ, ai trả nợ?Tháng 4/2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép Bộ Tài chính khoanh nợ, không tiếp tục tính lãi phát sinh đối với số dư nợ vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài của dự án này, tính từ thời điểm ngừng đầu tư dự án (ngày 12/5/2014). Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để trả nợ thay cho dự án.Nặng gánh nhất là các khoản vay nợ ngân hàng như BIDV… cũng được gợi mở hướng xử lý là “khoanh nợ, khoanh lãi”. Kiểm toán cho thấy, tại thời điểm 31/12/2015, tổng nguồn vốn của dự án nhà máy giấy Phương Nam là 2.703 tỷ đồng, chiếm tới 2.426 tỷ đồng là nợ dài hạn và 225,8 tỷ đồng là nợ ngắn hạn.Dù nhà máy đã dừng hoạt động ba năm, không có nguồn trả nợ nhưng khối nợ phải trả vẫn tiếp tục “phình” lên tới gần 2.652 tỷ đồng. Chính các bộ cũng lúng túng, chưa biết lấy tiền ở đâu trả nợ.Bộ Công Thương “đẩy bóng” cho Bộ Tài chính tiếp tục trả nợ thay cho Vinapaco, trong đó, trả nợ cho ngân hàng Societe General khoảng 465,3 tỷ đồng. Bộ Tài chính lo ngại nguồn Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài quá eo hẹp, mà Vinapco vẫn chây ỳ nợ tới 1.398,9 tỷ đồng.Mới đây, việc cổ phần hóa Vinapaco cũng gặp vướng mắc bởi dây dưa nhiều tồn đọng, nợ nần của “nhà máy giấy nghìn tỷ”. Vinapaco đã được Thủ tướng Chính phủ gia hạn thêm 6 tháng để xử lý dứt điểm tồn tại của nhà máy giấy.Bộ Công Thương cũng từng đề xuất bán thanh lý nhà máy giấy, lấy tiền bán cổ phần Vinapaco, cổ tức của nhà nước sau cổ phần hoá… để trả nợ, ưu tiên trả nợ cho Bộ Tài chính trước…Trong tình cảnh nhà máy giấy đã nằm “đắp chiếu” suốt ba năm, công nghệ sản xuất gặp sự cố không thể khắc phục, vận hành kém hiệu quả… liệu nhà đầu tư nào dám bỏ tiền mua?Quan trọng hơn, giá trị đầu tư nhà máy hiện đã “hao hụt”, còn lại bao nhiêu so với giá trị đầu tư 2.999 tỷ đồng? Cần định giá chính xác, để làm cơ sở định giá bán hợp lý.Đến nay, Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa phê duyệt phương án xử lý tài chính của nhà máy Giấy Phương Nam. Do đó, các nhà đầu tư nào quan tâm, mua lại nhà máy này sẽ phải tiếp nhận nguyên trạng, có trách nhiệm trả khối nợ nghìn tỷ của chủ đầu tư cũ để lại.
Trong bối cảnh giá Pi liên tục cho thấy những diễn biến khó lường, từ những đợt giảm sâu đầy bất ngờ đến những pha hồi phục nhẹ nhàng nhưng chưa thực sự đột phá…
Giá Bitcoin đi lùi trong bối cảnh thị trường tiền số đang dần hạ nhiệt sau đợt tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại và chính sách lãi suất của Mỹ…
Camera an ninh H6c phiên bản nâng cấp G1 kết hợp giữa hình ảnh siêu rõ nét, vùng quan sát bao quát hơn và công nghệ phát hiện thông minh, tất cả trong một thiết bị…
Người dùng Pi lại một lần nữa "dậy sóng" không phải vì những bước tiến mới mẻ hay dự đoán giá tăng vọt, mà là bởi một vấn đề đầy trớ trêu liên quan đến tính năng stake Pi…
Bitcoin được kỳ vọng thiết lập đỉnh mới vào 2025, với mục tiêu cuối năm lên đến 150.000 USD nhờ lực đẩy từ dòng vốn ETF, chính sách tiền tệ và sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các tổ chức…
Không ít Pi "thủ" đang rỉ tai nhau về một phương pháp hiệu quả để không chỉ tích lũy thêm token mà còn góp phần vào sự bền vững của hệ sinh thái: đó chính là cơ chế khóa Pi…
Đội ngũ Pi Core Team đã gây chấn động cộng đồng toàn cầu khi chính thức công bố một sáng kiến đột phá, một mô hình "Blockchain + AI" độc đáo, nhằm kiến tạo một tương lai nơi AI phát triển bền vững và có trách nhiệm…
Pi giảm giá sau đợt sóng tăng, thay vì chỉ nhìn nhận đây là một sự sụt giảm tiêu cực, nhà đầu tư khám phá những khía cạnh tích cực ẩn sau sự điều chỉnh và coi đây là một bước đệm quan trọng…
Thị trường tiền mã hoá ghi nhận diễn biến tích cực trong phiên, tuy nhiên mức tăng vẫn còn hạn chế khi giới giao dịch thận trọng trước tình hình chiến sự Trung Đông...
Trong bối cảnh nhiều tài sản kỹ thuật số khác đang tìm kiếm hướng đi rõ ràng, Pi Coin đã thu hút mọi ánh nhìn với sự tăng trưởng ấn tượng, đưa giá trị vượt lên mốc 0,6 USD kèm theo một lượng thanh khoản tăng vọt…
Giá Bitcoin tiếp tục củng cố đà tăng, được thúc đẩy bởi tâm lý ưa rủi ro sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran…
Sự phục hồi đầy ấn tượng của Pi Coin có thể là hệ quả trực tiếp từ lời trấn an và những phân tích sắc bén của nhà sáng lập Pi Network, Tiến sĩ Nicolas Kokkalis, về nguyên nhân giảm giá và tiềm năng tương lai của Pi Coin...
Hàng loạt “Pi thủ”, những người tin tưởng vào tương lai của Pi đã ráo riết hô hào và thực hiện hành động “bắt đáy”, như mọi khi đây có thể là động lực đẩy giá lên ngưỡng mới…
Giá Bitcoin đã rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng vào cuối tuần qua khi căng thẳng tại Trung Đông và lo ngại về lạm phát khiến thị trường vướng phải một đợt bán tháo mạnh…