4 dự án phân bón của Vinachem: Tăng lỗ vượt kế hoạch

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) ước tính 4 dự án phân bón lỗ 1.739 tỷ đồng, tăng lỗ 29% so với kế hoạch 2019, tăng lỗ 34% so với cùng kỳ 2018.
4 dự án phân bón của Vinachem: Tăng lỗ vượt kế hoạch

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Vinachem cho biết, năm 2019, các đơn vị thuộc Vinachem đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Đó là khó khăn về nguyên liệu đầu vào, vốn và điều kiện sản xuất, cũng như khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Do vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của toàn Tập đoàn đạt được không cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh thu đạt 37.058 tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch năm, bằng 95% so với năm 2018. lợi nhuận cộng hợp toàn Tập đoàn đạt 1.524 tỷ đồng, giảm 19,2% so với kế hoạch năm, giảm 9,9% so với năm 2018. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 9 triệu đồng/ người/ tháng, tương đương năm 2018.

Về 4 dự án phân bón “tai tiếng”, Vinachem cho biết, những dự án này có giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế năm 2019 ước đạt 8.581 tỷ đồng, bằng 82% so với kế hoạch 2019, bằng 97% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp của 3 dự án giảm, cụ thể: CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc giảm 5%, CTCP DAP- Vinachem giảm 23%, CTCP DAP số 2- Vinachem giảm 20% so với thực hiện năm 2018.

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình là đơn vị duy nhất có giá trị sản xuất tăng, tăng 46% so với năm 2018, tuy nhiên nguyên nhân tăng lại là do giá trị sản xuất trong năm 2018 quá thấp, vì hỏng thiết bị nên phải dừng máy dài ngày.

Về doanh thu, doanh thu của 4 dự án phân bón ước đạt 8.265 tỷ đồng, bằng 79% so với kế hoạch 2019, bằng 90% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tăng 47% so với năm 2018. Các đơn vị còn lại giảm như Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc giảm 10%, DAP- Vinachem giảm 28%,  DAP số 2- Vinachem giảm 34% so với thực hiện năm 2018. Về lợi nhuận, 4 dự án ước lỗ 1.739 tỷ đồng, tăng lỗ 29% so với kế hoạch 2019, tăng lỗ 34% so với cùng kỳ 2018.

Lãnh đạo Vinachem cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục sửa chữa lớn tại các doanh nghiệp/đơn vị thành viên của Tập đoàn theo hướng đảm bảo yêu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, đặc biệt chú trọng một số đơn vị khó khăn như Đạm Ninh Bình, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, DAP số 2-Vinachem, Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...