490.000 doanh nghiệp SME tiếp cận chuyển đổi số

60,1% doanh nghiệp phản ánh rào cản mà họ gặp phải khi chuyển đổi số là lo ngại chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao; 52,3% doanh nghiệp cho hay thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số, thay đổi thói quen,...

Theo thống kê của VCCI, hiện nay, cả nước có khoảng gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 97% doanh nghiệp tư nhân ở quy mô nhỏ và vừa (SMEs), giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp tới 45% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động.

Hoạt động chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua đã diễn ra mạnh mẽ, nhằm đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như nhu cầu quản lý.

Tính đến 9/2022, đã có trên 490.000 doanh nghiệp SMEs trên cả nước tiếp cận với chuyển đổi số, chiếm 61% tổng số doanh nghiệp.

Trong đó, có 62.047 doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên đổi số (SMEdx), chiếm 13% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa cả nước.

Các ứng dụng được sử dụng nhiều là nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp với 39,8%; nền tảng nhân sự, tổ chức 17%; nền tảng du lịch, khách sạn 16%; nền tảng hạ tầng công nghệ 14%, nền tảng kế toán tài chính 10%...

Tuy nhiên, chuyển đổi số là một quá trình. Báo cáo phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Forrester (Mỹ) cho thấy, chỉ có 11% doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi số, 89% doanh nghiệp còn lại lạc lối trong quá trình chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 60,1% doanh nghiệp phản ánh rào cản mà họ gặp phải khi chuyển đổi số là lo ngại chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao; 52,3% doanh nghiệp cho hay thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số, thay đổi thói quen,...

Doanh nghiệp SMEs than gặp khó trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp SMEs "than" gặp khó trong chuyển đổi số

Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng muốn chuyển đổi số thành công phải xuất phát từ khó khăn nội tại của doanh nghiệp, từ đó người lãnh đạo cao nhất quyết tâm chuyển đổi. Tiếp đến, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và trong nước, học hỏi từ các doanh nghiệp đi trước.

Trước khi chuyển đổi số, cần nghiên cứu kỹ những bước chuyển đổi số và đánh giá thử phù hợp của chuyển đổi số với doanh nghiệp mình, từ đó quyết định lựa chọn nền tảng, công cụ để chuyển đổi số.

Tránh trường hợp nhiều doanh nghiệp không hiểu kỹ vấn đề của chính mình, hoàn toàn trông cậy vào các nhà tư vấn. Trong khi đó, phía tư vấn không thể hiểu rõ về doanh nghiệp nên "lạc lối" trong chuyển đổi số.

Xem thêm

Chuyển đổi số: Hướng đi chiến lược của doanh nghiệp

Chuyển đổi số: Hướng đi chiến lược của doanh nghiệp

Thay vì được coi là một công cụ giúp nâng cao năng lực quản lý, tiết giảm chi phí thì hiện nay chuyển đổi số (CĐS) là một hướng đi chiến lược giúp doanh nghiệp (DN) đạt được những bứt phá trong tối ưu năng lực quản trị vận hành, tăng cường trải nghiệm khách hàng và xây dựng mô hình kinh doanh mới.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...