Chuyển đổi số: Hướng đi chiến lược của doanh nghiệp

Thay vì được coi là một công cụ giúp nâng cao năng lực quản lý, tiết giảm chi phí thì hiện nay chuyển đổi số (CĐS) là một hướng đi chiến lược giúp doanh nghiệp (DN) đạt được những bứt phá trong tối ưu năng lực quản trị vận hành, tăng cường trải nghiệm khách hàng và xây dựng mô hình kinh doanh mới.

Vậy nên hiện nay câu hỏi đặt ra không còn là DN có hay không làm CĐS nữa mà làm như thế nào và đi theo chiến lược ra sao.

GĐ Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital PHẠM THÀNH ĐẠI LĨNH - Đơn vị tư vấn chiến lược của Tập đoàn FPT
GĐ Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital PHẠM THÀNH ĐẠI LĨNH - Đơn vị tư vấn chiến lược của Tập đoàn FPT

CĐS - Nền móng vững chắc để DN phát triển bền vững

Lực đẩy của đại dịch Covid-19 và các biến động kinh tế xã hội toàn cầu trong 2 năm qua đã tác động vô cùng rõ ràng đến tốc độ CĐS các tổ chức, DN. Hầu hết các DN đã CĐS đều có khả năng phục hồi cao, thậm chí vượt ra khỏi ngành nghề ban đầu để phát triển ngành nghề mới với nhiều giá trị hơn. Việt Nam hiện tại cũng đã có một nền tảng tương đối khả quan như những chương trình hỗ trợ CĐS từ Chính phủ giúp nâng cao nhận thức trên diện rộng, kết hợp với hạ tầng internet có chi phí thấp, tỷ lệ kết nối internet cao, với gần 70% người Việt Nam sử dụng internet và 70% sử dụng điện thoại thông minh hiện nay.

Ở góc độ ngược lại, nhiều DN vẫn e ngại việc CĐS là một thứ còn quá phức tạp, không có khả năng thực hiện nếu không có bộ máy công nghệ thông tin (CNTT) mạnh và sẽ tiêu tốn nhiều chi phí. Những năm qua, FPT Digital đã thực hiện rất nhiều chiến dịch CĐS cho các tổ chức, DN. Và điều khiến chúng tôi trăn trở nhất là việc các nền tảng số, hệ thống CNTT còn rời rạc và chưa phát huy được hết khả năng.

Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như: Khi đầu tư CĐS, một số DN có cách nhìn nhận thiên lệch về góc độ công nghệ mà thiếu góc nhìn từ kinh doanh, do đó thiếu sự liên kết, kết nối giữa chiến lược CĐS và chiến lược tăng trưởng của DN trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hoặc DN đầu tư CNTT qua nhiều thời kỳ, mang tính riêng lẻ, giải quyết từng khối nghiệp vụ mà thiếu bức tranh chung tổng thể. DN thiếu khung hoạch định về nguyên tắc thiết kế, đầu tư, lộ trình nên các cấu phần CNTT không liên kết được với nhau, không khai thác được sức mạnh từ dữ liệu tổng hợp.

Hành động quyết liệt và liên tục cải tiến rút kinh nghiệm trong quá trình CĐS sẽ giúp DN tiến nhanh hơn là việc đắn đo, suy nghĩ quá nhiều để chờ đợi sự hoàn hảo, vì công nghệ liên tục thay đổi.

Và cuối cùng, một vấn đề nhiều DN gặp phải là việc CĐS chủ yếu được giao cho bộ phận nhân sự CNTT mà ko huy động nguồn lực của cả DN, do đó tầm nhìn bó hẹp và không linh hoạt thay đổi khi các DN phát triển hơn, dẫn tới tình trạng phần mềm, ứng dụng có nhưng không ai dùng.

Khuyến nghị chung là các DN hãy bắt tay ngay để thực hiện CĐS. Thông qua quá trình CĐS, DN sẽ có cơ hội để tạo ra môi trường liên tục thay đổi, liên tục đổi mới đòi hỏi việc nâng cao trình độ đội ngũ, liên tục học hỏi và trau dồi kiến thức. Đồng thời, điều này sẽ giúp thúc đẩy văn hóa DN hướng tới sự cởi mở, sáng tạo, minh bạch… Đây là yếu tố đòn bẩy quan trọng giúp nâng cao năng lực của DN để có thể nắm bắt các cơ hội trong sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu mà thời gian qua đang hướng tới Việt Nam. Đồng thời, CĐS sẽ giúp DN nâng cao khả năng linh hoạt, chống chịu các yếu tố biến đổi khó lường ở tầm vĩ mô như biến động chính trị, xã hội, suy thoái kinh tế, …

Ba trụ cột của CĐS

Mỗi DN trong những lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều có những đặc thù riêng về quy mô và mô hình quản trị, vận hành kinh doanh do đó sẽ có những chương trình CĐS thích hợp riêng. Bằng cách sử dụng phương pháp luận FPT Digital Kaizen™, khi tư vấn cho DN, CĐS sẽ tập trung vào ba trụ cột chính đó là chuyển đổi kinh doanh, chuyển đổi CNTT và chuyển đổi yếu tố con người để thực sự hiểu các cơ hội và thách thức của DN, nhằm mang đến một quá trình CĐS từ đầu đến cuối. Dựa trên chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn, DN sẽ xây dựng chiến lược CĐS và lộ trình phù hợp với hiện trạng của mình.

Mối liên kết chặt chẽ giữa kinh doanh, công nghệ và con người trong chuyển đổi số. Hình: FPT Digital
Mối liên kết chặt chẽ giữa kinh doanh, công nghệ và con người trong chuyển đổi số. Hình: FPT Digital

Như vậy, nội dung đầu tiên mà DN cần làm rõ là những định hướng về chiến lược kinh doanh thông qua việc phân tích dữ liệu đa chiều, từ khách hàng, quản lý khách hàng, hành trình trải nghiệm của khách hàng, bên cạnh những phân tích về nhân sự, về hạ tầng công nghệ,… Tiếp theo là các nội dung về CNTT và con người luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

CĐS sẽ tập trung vào ba trụ cột chính đó là chuyển đổi kinh doanh, chuyển đổi CNTT và chuyển đổi yếu tố con người.

Trong quá trình CĐS, con người đóng vai trò quan trọng khi tham gia trực tiếp, từ xây dựng kế hoạch đến triển khai và thực hiện lộ trình đã đề ra. Ở chiều ngược lại, công nghệ tạo ra môi trường làm việc số, nơi mà cách thức làm việc cũng như tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận sẽ nhanh gọn, minh bạch và linh hoạt hơn rất nhiều. Công nghệ là một công cụ quan trọng trong công cuộc CĐS, tuy nhiên CĐS không chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho công nghệ mà còn hướng đến đầu tư để phát triển và mang lại hiệu quả thiết thực cho DN, cho toàn bộ quy trình quản trị vận hành, kinh doanh. Công nghệ và con người cùng chuyển đổi xoay quanh kim chỉ nam là kinh doanh, giúp DN CĐS thành công, đạt được mục tiêu tầm nhìn của họ.

Cần tăng tốc hơn nữa trong hành trình CĐS

Để CĐS hiệu quả, DN cần chú ý các yếu tố thiết yếu: Đầu tiên là sự quyết tâm của lãnh đạo, đưa ra mục tiêu cụ thể và chú trọng đến tính kế thừa. Đối với lãnh đạo, họ cần truyền ngọn lửa quyết tâm tới toàn bộ các cấp nhân sự và các bên liên quan, đồng thời huy động đội ngũ, xây dựng bộ máy để thực hiện CĐS được đồng bộ trong toàn tổ chức. Nói cách khác, CĐS đòi hỏi mức độ cam kết cao trong toàn tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao nhất và sự tham gia của nhân viên.

Tiếp đó, DN cần xác định rõ mục tiêu trong từng giai đoạn, với một kế hoạch, lộ trình chi tiết với KPI đo lường rõ ràng và liên tục được cải tiến dựa trên các điều chỉnh thay đổi thực tiễn. Đồng thời kết hợp giữa việc xây dựng các sáng kiến số, phát triển nguồn lực để triển khai giúp từng bước biến tầm nhìn, ý tưởng dài hạn thành hành động cụ thể, thực hiện nhanh giúp sớm đạt kết quả.

Cuối cùng, cần chú ý đến tính kế thừa vì CĐS là hành trình liên tục, có sự kế thừa từ quá khứ và hướng tới tương lai. CĐS cần được xác định là chiến lược đầu tư nhằm nâng cao năng lực vượt bậc của DN trong tương lai nhưng cũng cần đảm bảo giải quyết những vấn đề ngắn hạn giúp mang lại hiệu quả nhãn tiền.

CĐS là đòn bẩy quan trọng giúp nâng cao năng lực của DN để có thể nắm bắt các cơ hội trong sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Từ đó, chúng tôi khuyến nghị, các DN cần tăng tốc hơn nữa trong hành trình CĐS. Hành động quyết liệt và liên tục cải tiến rút kinh nghiệm trong quá trình CĐS sẽ giúp DN tiến nhanh hơn là việc đắn đo, suy nghĩ quá nhiều để chờ đợi sự hoàn hảo, vì công nghệ liên tục thay đổi. Mặt khác, hiện nay DN đang được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, cơ quan Nhà nước hỗ trợ cho quá trình CĐS cũng như mức độ sẵn sàng của người dân và thị trường là rất cao.

Với hơn 30 kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, cùng đội ngũ chuyên gia tư vấn cấp cao có bề dày kinh nghiệm thực tiễn thực hiện thành công nhiều dự án CĐS cho các tập đoàn, các DN hàng đầu trong và ngoài nước, FPT Digital cam kết sẽ giúp cho khách hàng có thể nắm bắt các cơ hội, khám phá ra các giá trị mới trên cơ sở khai thác toàn bộ tiềm năng của công nghệ số.

GĐ Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital PHẠM THÀNH ĐẠI LĨNH

- Đơn vị tư vấn chiến lược của Tập đoàn FPT

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…