Bất cứ người phụ nữ nào cũng xứng đáng được tôn vinh. Tuy nhiên có những người phụ nữ đáng được tôn vinh hơn bởi những đóng góp to lớn của họ với quốc gia và dân tộc. Hai Bà Trưng, nguyên phi Ỷ Lan hay hoàng hậu Ngọc Hân là những người phụ nữ như vậy.
1. Hai Bà Trưng - Nữ vương đầu tiên trong lịch sửDanh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký:Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.2. Nguyên phi Ỷ Lan - Mẫu nghi thiên hạ, tài sắc vẹn toànỶ Lan là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, thấy một cô thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng. Đó chính là Yến Loan.Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan Cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông phong Yến Loan là Ỷ Lan phu nhân, cũng có ý kỷ niệm hình ảnh cô gái đứng tựa bên gốc lan. Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.
Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính. Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống.Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Năm Nhâm Tý 1072, Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, hoàng thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi (tức hoàng đế Lý Nhân Tông), bà được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu.Triều đình rối ren, Ỷ Lan đã coi triều chính, điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống sang xâm lược (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý, mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam.Không chỉ giỏi đánh giặc, phụ nữ Việt Nam còn giỏi trị quốc. Đó là hình ảnh của Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1044-1117) – một trong những danh nhân huyền thoại của dân tộc Việt Nam bởi có tài trị nước xuất chúng.3. Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc HânTrong lịch sử Việt Nam, có một nhân vật nữ nổi tiếng, được sử sách nhắc nhiều nhất là công chúa Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) – con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông và đồng thời là Bắc cung hoàng hậu của Hoàng đế Quang Trung.Vì giỏi văn thơ, Ngọc Hân được Nguyễn Huệ yêu say đắm. Nguyễn Huệ cũng được Ngọc Hân xem như một vĩ nhân hiếm có. Không chỉ yêu vì nết, Nguyễn Huệ còn trọng Ngọc Hân vì tài, nên giao coi giữ các văn thư trọng yếu, phong cho chức nữ học sĩ, dạy dỗ các con cái và các cung nữ.
Không chỉ vậy, Ngọc Hân còn trở thành người cộng sự đắc lực, tin cẩn về lĩnh vực văn hóa, giáo dục cho chồng; đồng thời khuyên giải cho chồng trong nhiều việc hệ trọng khác như khuyên chồng chấm dứt cuộc xung đột với Nguyễn Nhạc…4. Bác Huệ Thái Hoàng Thái hậu Từ DụNói về công đức của Từ Dụ Bác huệ Khang thọ Thái Hoàng Thái hậu, triều đình nhà Nguyễn thời Tự Đức có dâng bài Tụng biểu dương đức tốt của Bà gồm 82 đoạn, mỗi đoạn thường là một bài ngũ ngôn tứ tuyệt. Xin trích một đoạn nói về đức độ của bà như sau:
“Ưa trung trực liêm chính,Ghét tham ô gian tà,Lòng nhân thương kẻ khó,Ghét du đãng xa hoa”. (Đại Nam liệt truyện)Ngày nay, Bệnh viện phụ sản Sài Gòn mang tên “Từ Dũ” là để ghi nhớ công đức của bà.5. Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của Việt NamNữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước và cách mạng. Thuở nhỏ, bà phải sống trong xã hội thực dân và phong kiến, gia đình đông con nên khó có điều kiện cắp sách đến trường như bao người khác.Tuy không học được nhiều nhưng bà rất thông minh, nhạy cảm và hiểu biết đủ điều, thích đọc nhiều truyện, đặc biệt là truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Những nhân vật, những hình ảnh, những cuộc đời trong truyện gợi cho bà có một ước mơ vươn đến cuộc sống cao đẹp, gieo trong lòng bà tình thương sâu sắc đối với tầng lớp nghèo trong xã hội và căm ghét những cảnh bất công.Bà tham gia Cách mạng từ năm 16 tuổi, 2 năm sau được đứng vào hàng ngũ Đảng cộng sản. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện.Từ đó tên tuổi của bà đỏ thắm “đường Hồ Chí Minh trên biển”. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ-Diệm ác liệt, với luật 10/59 của Ngô Đình Diệm, địch cứ truy tìm quyết liệt, chúng còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà.
Nhưng chúng đã không làm gì được bà vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân… và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch.Năm 1974, Bà được phong quân hàm Thiếu tướng, mặc dù là tướng, Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam nhưng bà rất nhân ái, rộng lượng, bao dung, sống chan hòa với mọi người, luôn thể hiện đậm nét là một người đồng đội, người chị, người mẹ hiền, tận tụy chăm sóc từ cơm ăn, áo mặc cho các chiến sĩ nhất là nam giới; những nỗi đau, mất mát và sự hy sinh cao cả của nhân dân được bà cảm nhận và chia sẽ một cách tinh tế và kịp thời.Đó là đức tính cách mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định đã được soi sáng nhân cách làm người cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Phương Thảo/GĐVN