5 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế FPT tăng hơn 22,1%

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT tăng trưởng 20,2% và 22,1% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 9.961 tỷ đồng và 1.719 tỷ đồng, tương đương 103% và 112% kế hoạc
5 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế FPT tăng hơn 22,1%

Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.432 tỷ đồng và 1.151 tỷ đồng, tăng 20,9% và 22,9% so cùng kỳ năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.874 đồng, tăng 22,4%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 17,3% (5 tháng đầu năm 2018 đạt 17,0%).

Đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của FPT, khối công nghệ ghi nhận doanh thu và LNTT đạt lần lượt 5.400 tỷ đồng và 702 tỷ đồng, tăng tương ứng 23,9% và 45,3% so với cùng kỳ, tương đương 102% và 113% kế hoạch lũy kế. Trong đó, tại thị trường nước ngoài, khối công nghệ ghi nhận doanh thu đạt 3.983 tỷ đồng, tăng 38,8%; lợi nhuận trước thuế đạt 609 tỷ đồng, tăng 38,0%.

"FPT đặt mục tiêu, doanh số khối công nghệ đạt 1 tỷ USD vào năm 2021 (chủ yếu đến từ dịch vụ chuyển đổi số). Với tốc độ tăng trưởng của khối công nghệ luôn đạt trên 20%/năm như hiện nay, mục tiêu này là hoàn toàn khả thi.

Khối Viễn thông đạt 4.039 tỷ đồng doanh thu, tăng 17,1%, đạt 102% kế hoạch lũy kế, LNTT đạt 631 tỷ đồng, tăng 7,9%, tương đương 101% kế hoạch lũy kế. Trong đó, doanh thu và LNTT của mảng dịch vụ Viễn thông lần lượt đạt 3.827 tỷ đồng và 528 tỷ đồng, tăng lần lượt 17,6% và 8,5% so với cùng kỳ.

Sau 5 tháng đầu năm 2019, thị trường nước ngoài mang về cho FPT 4.217 tỷ đồng doanh thu, tăng 36,5% và 663 tỷ đồng LNTT, tăng 35,9% so với năm trước. Tỷ trọng doanh thu và LNTT thị trường nước ngoài đóng góp vào kết quả hợp nhất của Tập đoàn lần lượt đạt 42% và 39% (5 tháng đầu năm 2018 lần lượt là 37% và 35%).

>> Hưng Phát không còn là cổ đông lớn của Chứng khoán FPT

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...