6 mã chứng khoán bị ông Trịnh Văn Quyết thao túng

Ngày 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục ra thông báo tìm các các nhà đầu tư (người bị hại) liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các đơn vị có liên quan.
6 mã chứng khoán bị ông Trịnh Văn Quyết thao túng

Theo điều tra, từ ngày 1/9/2016 đến ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) đã chỉ đạo em gái là bà Trịnh Thị Minh Huế (nhân viên kế toán tập đoàn) liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập công ty.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Quyết, bị can Huế liên hệ và cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 công ty. Các bị can còn mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán đứng tên bà Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán.

Trong đó, có 120 tài khoản mở tại Công ty CP Chứng khoán BOS, 330 tài khoản mở tại các công ty chứng khoán khác.

Mục đích là để liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp chéo (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu), mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa và đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán đối với 6 mã chứng khoán, bao gồm:

- Mã FLC của Tập đoàn FLC;

- Mã ROS của Công ty CP Xây dựng FAROS; 

- Mã ART của Công ty CP Chứng khoán BOS; 

- Mã HAI của Công ty CP Nông dược HAI; 

- Mã AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone; 

 - Mã GAB của Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC.

Bộ Công an cho rằng thông qua hành vi trên, các bị can đã thu lợi bất chính và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra thông báo cho các nhà đầu tư (người bị hại) mua mã FLC từ ngày 23/9/2020 đến ngày 10/1/2022; mã ROS từ ngày 1/9/2016 đến nay; mã ART từ ngày 2/1/2021 đến ngày 11/6/2021; mã HAI từ ngày 26/6/2017 đến ngày 9/2/2018; mã AMD từ ngày 26/5/2017 đến ngày 13/7/2017 và mã GAB từ ngày 19/12/2019 đến ngày 27/11/2020 biết, liên hệ với Phòng 4 C01 Bộ Công an trước ngày 29/6 để giải quyết.

Trước đó, hôm 29/3, Bộ Công an cho biết đã khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết về tội thao túng thị trường chứng khoán. Sau ông Quyết, hai em gái của bị can này cùng một số lãnh đạo, cán bộ Tập đoàn FLC cũng đã bị bắt. 

Cơ quan điều tra cáo buộc hành vi của ông Quyết và đồng phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...