Nguyên nhân là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro lại tăng cao.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ANZ Việt Nam chỉ đạt hơn 103 tỷ đồng giảm tới 56,3% so với cùng kỳ năm trước;thu nhập lãi thuần giảm gần 41% xuống còn 370,6 tỷ đồng.
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động chứng khoán kinh doanh là mảng duy nhất có sự tăng trưởng lãi thuần khi tạo ra 17,4 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ 2017. Cùng với đó, mức lỗ của hoạt động kinh doanh khác chỉ còn 18 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 27 tỷ đồng).
"Đáng chú ý, ANZ Việt Nam tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên gần 51 tỷ đồng, 2,3 lần cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2017, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ANZ Việt Nam đạt 20% nhưng trong 6 tháng đầu nawm208, chỉ số này của ngân hàng chỉ đạt chưa đến 1%.
Mặc dù kết quả kinh doanh không mấy tích cực, tổng tài sản của ANZ Việt Nam tính đến ngày 30/6/2018 vẫn tăng 16% so với đầu năm. Mức tăng chủ yếu ở hai khoản mục là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (tăng 320 tỷ) và tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác (tăng 4.150 tỷ).
Cuối năm 2017, ANZ Việt Nam chính thức hoàn thành xong thương vụ bán lại mảng bán lẻ cho Shinhan Bank, kéo khoản thu nhập khác mà ANZ Việt Nam ghi nhận thêm hơn 825 tỷ đồng. Thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa ngân hàng và tăng hiệu suất vốn của ANZ.