Trong đó, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 55,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong các tháng đầu năm 2019, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Mỹ không có nhiều dấu hiệu tích cực.
Về dài hạn, các cơ sở chế biến thủy sản cần nâng cấp, mở rộng hệ thống bảo quản tích trữ, các nhà máy tiệt trùng, chế biến... tương đương với chất lượng các nhà máy của Trung Quốc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực sản xuất - một điều kiện để Bộ Thương mại Mỹ xem xét khi áp mức thuế phá giá, qua đó tăng cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ hơn cho doanh nghiệp.
Trong những tháng cuối năm, ngành thủy sản đã đặt ra một số mục tiêu chính là tốc độ tăng GDP đạt 4,65%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,69%; kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD...
Với xu thế của thị trường hiện nay, nhiệm vụ sáu tháng cuối năm rất nặng nên đòi hỏi toàn ngành phải quyết tâm rất cao, tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp thật cụ thể cho từng lĩnh vực mới đạt được kết quả như mong muốn.
Tại thị trường quốc tế, chính phủ Mỹ đã áp thuế 25% lên các mặt hàng thủy sản từ Trung Quốc, đặc biệt là trong phân khúc các sản phẩm thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao vốn là thế mạnh của nước này. Đây sẽ là cơ hội cho các quốc gia khác tăng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ.