Người dân tại Hà Nội nâng mức chi tiền cho dịch vụ ăn uống do giá thực phẩm tăng

Sự biến động giá cả lương thực, thực phẩm tác động đến giá thành các sản phẩm ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống, đòi hỏi người tiêu dùng sẽ phải nâng mức chi tiêu đối với những hoạt động ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng đều các lĩnh vực
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng đều các lĩnh vực

Cục Thống kê thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố trong tháng 10. Đã có 9/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước.

Cụ thể, chỉ số CPI tháng 10 của Thủ đô gần 0,3% so với tháng trước, tăng hơn 2,2% so với tháng 12 năm 2023 và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng trên 0,5% (tác động làm tăng CPI chung 0,17%) do giá lương thực tăng 0,8%; giá thực phẩm tăng trên 0,5 %; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,5%.

Cùng đà tăng trưởng, nhóm giao thông tăng trên 0,5% (tác động làm tăng CPI chung 0,05%). Đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng trên 0,2%. Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng gần 0,2%. Hàng hóa và dịch vụ khác tăng gần 0,4%.

Các nhóm còn lại CPI tăng mức nhẹ hơn: Nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,07%; giáo dục tăng 0,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%.

Ở chiều ngược lại, có 2/11 nhóm hàng CPI giảm so với tháng 9 năm 2024: Nhóm thứ nhất là bưu chính viễn thông giảm gần 0,2%, tác động làm giảm CPI chung 0,01%. Nhóm thứ hai là thiết bị và đồ dùng gia đình giảm nhẹ 0,01%.

Cục Thống kê thành phố Hà Nội thông tin thêm, trong tháng 10, chỉ số giá vàng trên địa bàn tăng gần 6,3% so với tháng trước, tăng 35,4% so với tháng 12 năm 2023 và tăng gần 46,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10 năm 2024 tăng 0,8% so với tháng trước, tăng gần 2,6% so với tháng 12 năm 2023 và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là trên 425 nghìn tỷ đồng, đạt 104% dự toán năm và tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thu nội địa đạt gần 399 nghìn tỷ đồng, đạt 105% dự toán và tăng trên 22% so cùng kỳ với năm 2023; thu từ dầu thô 3,2 nghìn tỷ đồng, đạt 105% và giảm gần 18%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu hơn 23 nghìn tỷ đồng, đạt 85,6% và tăng 17,8%.

Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 10 tháng qua là thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước trên 65 nghìn tỷ đồng, đạt 92% dự toán năm và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 26,7 nghìn tỷ đồng, đạt gần 100% và tăng 11% và thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 79 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 100% và tăng 22%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...