63% DN Nhật Bản báo lãi khi kinh doanh tại Việt Nam năm 2016

Đây là kết quả đây tính khả quan cho thấy tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong thời gian tới.
63% DN Nhật Bản báo lãi khi kinh doanh tại Việt Nam năm 2016

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tài chính của Bộ Tài chính Việt Nam tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong một báo cáo vừa được Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản công bố gần đây, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã nhận được đánh giá tích cực của cộng đồng DN Nhật Bản.

"90% DN Nhật Bản tin rằng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam giúp họ tăng doanh thu; 63% các DN Nhật Bản đã có lãi trong năm 2016 và 66,6% DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đầu tư quan trọng. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các DN Nhật Bản đang đầu tư ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đầu tư gián tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam hiện nay còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của nhà đầu tư Nhật Bản và so với khả năng hấp thụ vốn đầu tư của thị trường Việt Nam. Như vậy, mảng thị trường tài chính vẫn còn nhiều dư địa mới cho hợp tác giữa hai nước và còn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

Trong bối cảnh nền kinh tế các nước đang trên đà khởi sắc, nền kinh tế Việt Nam cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân khoảng gần 6%/ năm trong 30 năm qua. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 ước tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) do Nikkei công bố, đạt mức cao trong 22 tháng vừa qua và cao nhất trong khu vực ASEAN, thể hiện sức mua và năng lực sản xuất tăng ổn định, liên tục.

Kinh tế Việt Nam được duy trì ổn định và tăng trưởng một phần do Chính phủ tiếp tục ban hành những chính sách quan trọng trong công tác quản lý, điều tiết kinh tế. Chính phủ Việt Nam cũng tiếp tục kiên định phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường. Chiến lược Phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam sẽ tập trung vào cải cách cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo bền vững môi trường, bình đẳng xã hội cũng như các vấn đề mới phát sinh trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ Việt Nam cũng đang hướng tới một chính phủ hiện đại qua việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Đây là yếu tố quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 

Bộ trưởng Dũng cũng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia làm đối tác chiến lược trong các DN cổ phần hóa của Việt Nam.

Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác giao thương với nhiều quốc gia. Những kết quả này đã góp phần khẳng định tầm quan trọng để thúc đẩy khả năng hợp tác cùa Việt Nam với Nhật Bản và các quốc gia khác trên trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...