7 địa phương xin trả lại vốn vay nước ngoài gần 1.548 tỉ đồng

Theo Bộ Tài chính, năm 2022 có 7 địa phương xin tăng vốn, cũng có 7 địa phương xin trả lại vốn vay nước ngoài với tổng số vốn lên tới gần 1.548 tỉ đồng.
7 địa phương xin trả lại vốn vay nước ngoài gần 1.548 tỉ đồng

Theo báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, tổng dự toán vay của các địa phương năm 2022 được Quốc hội quyết định hơn 28.636 tỉ đồng, trong đó dự toán vay lại từ vốn vay nước ngoài 18.482 tỉ đồng.

Đến hết tháng 8/2022, 14 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại và một địa phương đề nghị trả nợ trước hạn. Việc này dẫn đến thay đổi mức vay, trả nợ của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định.

Cụ thể, 7 địa phương gồm Hải Dương, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Nam Định đề nghị tăng dự toán vay lại 226 tỉ đồng.

Tuy nhiên, có 7 địa phương xin trả lại vốn vay trên cơ sở đề nghị giảm dự toán, bao gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Quảng Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, với số tiền gần 1.548 tỉ đồng. Bắc Kạn là địa phương duy nhất đề nghị trả nợ vay trước hạn, gần 34 tỉ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, tổng dự toán vay lại không sử dụng hết và số đề nghị trả nợ trước hạn lớn hơn số đề nghị tăng vay lại, nên việc điều chỉnh số vay, trả nợ năm 2022 không làm tăng tổng mức vay, bội chi so với hạn mức Quốc hội giao.

Do đó, Chính phủ trình Quốc hội tăng dự toán vay lại cho 7 địa phương, nhưng yêu cầu cam kết giải ngân hết số vốn được tăng để tránh lãng phí, cũng như giảm dự toán vốn vay.

Xem thêm

Tỷ lệ giải ngân ODA mới đạt 15,48% kế hoạch

Tỷ lệ giải ngân ODA mới đạt 15,48% kế hoạch

Bộ Tài chính cho biết, qua theo dõi tỷ lệ giải ngân (theo hình thức ghi thu ghi chi) kế hoạch đầu tư, vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài 8 tháng năm 2022 trung bình cả nước mới chỉ đạt 15,48% kế hoạch vốn được giao là rất thấp.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...