8 bộ và 12 địa phương nằm trong chuyên đề giám sát quản lý thị trường bất động sản

8 bộ sẽ phải giám sát là Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước…
8 bộ và 12 địa phương nằm trong chuyên đề giám sát quản lý thị trường bất động sản

Phiên họp 25, chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch, đề cương giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tại đây, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn cho biết, đoàn giám sát sẽ thực hiện giám sát trực tiếp về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội tại 8 bộ. Cụ thể, 8 bộ bao gồm: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.

Còn 12 địa phương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên cũng sẽ được giám sát về phát triển thị trường bất động sản, nhà ở xã hội.

"Đoàn giám sát có thể điều chỉnh kế hoạch và yêu cầu các cơ quan báo cáo bổ sung nội dung ngoài đề cương để giám sát, làm rõ các nội dung trong quá trình giám sát", Phó chủ tịch thường trực Quốc hội nêu.

Góp ý kế hoạch trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, đoàn giám sát nên nghiên cứu kỹ các báo cáo tổng kết thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các báo cáo thẩm tra của Bộ Tư pháp.

Việc này nhằm thấy rõ vướng mắc hiện nay của thị trường bất động sản là pháp lý, quy hoạch, kế hoạch hay vốn, cung - cầu, tránh bơi trong một rừng số liệu, trong khi thời gian có hạn.

Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề nhà ở hiện nay vướng mắc nhất là có hay không có quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Tại sao dự thảo luật lại muốn đưa những quy định về vấn đề này, mặc dù chúng ta thấy là không cần thiết phải quy định thời hạn sở hữu vẫn xử lý được vấn đề nhà chung cư.

Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội như thế nào hiện nay ý kiến cũng còn rất khác nhau, một số nơi thì làm theo từng dự án, có nơi thì không muốn làm nhà ở xã hội theo từng dự án mà làm theo quy hoạch tập trung.

Về việc phát triển nhà ở xã hội, ông Vương Đình Huệ đề nghị nên xác định làm loại nhà ở này chỉ nên cho thuê trả dần, hoặc mua trả góp sẽ tránh được hiện tượng mua đi bán lại, chuyển nhượng.

"Còn nếu vẫn mua đứt bán đoạn thì đây là phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, chứ không phải nhà ở xã hội. Hiện, ranh giới này không rõ nên thực tế xuất hiện tình trạng trục lợi chính sách", Chủ tịch Quốc hội phân tích.

Mặt khác, kế hoạch, đề cương giám sát bất động sản phải xác định rõ vấn đề then chốt của thị trường nhà ở, gắn với đất đai cần giải quyết là gì để đề xuất giải pháp khắc phục căn cơ. Mục tiêu không phải là có sở hữu nhà, mà giải quyết có nơi ở và chỗ ở.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế kiêm Phó trưởng đoàn giám sát giải trình, trong quá trình cùng Ủy ban Pháp luật rà soát, đưa ra đề cương, thấy rằng HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội cũng giám sát từ báo cáo của UBND. Đáng chú ý, ông Thanh cho biết sẽ bổ sung thêm báo cáo của HĐND, để càng nhìn nhiều góc độ, càng phát hiện ra nhiều vấn đề.

Thứ trưởng Xây dựng, ông Nguyễn Văn Sinh bổ sung, Bộ này sẽ rà soát, báo cáo về một số nội dung không thuộc phạm vi giám sát. Chẳng hạn, nhóm chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, có những nội dung thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nên đưa ra, không lồng ghép vào chính sách về nhà ở xã hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn...

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới...

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.012 tỷ đồng; trong đó giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 9.812 tỷ đồng.

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm...

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn 1) là 1 trong 3 cảng mới được bổ sung trong Danh mục cảng cạn Việt Nam

Công bố mở thêm 3 cảng cạn mới

Trong danh mục cảng cạn Việt Nam vừa mới công bố, có thêm 3 cảng cạn mới là Thạnh Phước, Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và Phú Mỹ (giai đoạn 1).

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á khi các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, nhưng muốn làm được điều đó trước tiên họ cần phải cạnh tranh được với Việt Nam, một số chuyên gia chia sẻ với CNBC...

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…