8 bộ và 12 địa phương nằm trong chuyên đề giám sát quản lý thị trường bất động sản

8 bộ sẽ phải giám sát là Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước…

Đoàn giám sát có thể điều chỉnh kế hoạch và yêu cầu các cơ quan báo cáo bổ sung nội dung ngoài đề cương để giám sát. Ảnh minh hoạ
Đoàn giám sát có thể điều chỉnh kế hoạch và yêu cầu các cơ quan báo cáo bổ sung nội dung ngoài đề cương để giám sát. Ảnh minh hoạ

Phiên họp 25, chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch, đề cương giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tại đây, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn cho biết, đoàn giám sát sẽ thực hiện giám sát trực tiếp về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội tại 8 bộ. Cụ thể, 8 bộ bao gồm: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.

Còn 12 địa phương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên cũng sẽ được giám sát về phát triển thị trường bất động sản, nhà ở xã hội.

"Đoàn giám sát có thể điều chỉnh kế hoạch và yêu cầu các cơ quan báo cáo bổ sung nội dung ngoài đề cương để giám sát, làm rõ các nội dung trong quá trình giám sát", Phó chủ tịch thường trực Quốc hội nêu.

Góp ý kế hoạch trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, đoàn giám sát nên nghiên cứu kỹ các báo cáo tổng kết thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các báo cáo thẩm tra của Bộ Tư pháp.

Việc này nhằm thấy rõ vướng mắc hiện nay của thị trường bất động sản là pháp lý, quy hoạch, kế hoạch hay vốn, cung - cầu, tránh bơi trong một rừng số liệu, trong khi thời gian có hạn.

Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề nhà ở hiện nay vướng mắc nhất là có hay không có quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Tại sao dự thảo luật lại muốn đưa những quy định về vấn đề này, mặc dù chúng ta thấy là không cần thiết phải quy định thời hạn sở hữu vẫn xử lý được vấn đề nhà chung cư.

Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội như thế nào hiện nay ý kiến cũng còn rất khác nhau, một số nơi thì làm theo từng dự án, có nơi thì không muốn làm nhà ở xã hội theo từng dự án mà làm theo quy hoạch tập trung.

Về việc phát triển nhà ở xã hội, ông Vương Đình Huệ đề nghị nên xác định làm loại nhà ở này chỉ nên cho thuê trả dần, hoặc mua trả góp sẽ tránh được hiện tượng mua đi bán lại, chuyển nhượng.

"Còn nếu vẫn mua đứt bán đoạn thì đây là phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, chứ không phải nhà ở xã hội. Hiện, ranh giới này không rõ nên thực tế xuất hiện tình trạng trục lợi chính sách", Chủ tịch Quốc hội phân tích.

Mặt khác, kế hoạch, đề cương giám sát bất động sản phải xác định rõ vấn đề then chốt của thị trường nhà ở, gắn với đất đai cần giải quyết là gì để đề xuất giải pháp khắc phục căn cơ. Mục tiêu không phải là có sở hữu nhà, mà giải quyết có nơi ở và chỗ ở.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế kiêm Phó trưởng đoàn giám sát giải trình, trong quá trình cùng Ủy ban Pháp luật rà soát, đưa ra đề cương, thấy rằng HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội cũng giám sát từ báo cáo của UBND. Đáng chú ý, ông Thanh cho biết sẽ bổ sung thêm báo cáo của HĐND, để càng nhìn nhiều góc độ, càng phát hiện ra nhiều vấn đề.

Thứ trưởng Xây dựng, ông Nguyễn Văn Sinh bổ sung, Bộ này sẽ rà soát, báo cáo về một số nội dung không thuộc phạm vi giám sát. Chẳng hạn, nhóm chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, có những nội dung thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nên đưa ra, không lồng ghép vào chính sách về nhà ở xã hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…