9 tháng đầu năm 2021, doanh thu bán hàng SCG tăng 28% so với cùng kỳ

SCG báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đáng ghi nhận trong quý 3 năm 2021, dù lợi nhuận giảm do tình hình giãn cách xã hội trong khu vực cùng với chi phí năng lượng và nguyên liệu tăng cao trên thị trường toàn cầu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đại xu hướng của nền kinh tế Thái Lan và các nước ASEAN, SCGP đã triển khai một số công nghệ hỗ trợ hoạt động, bao gồm cơ khí hóa, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence- AI) để đánh giá, dự đoán, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đại xu hướng của nền kinh tế Thái Lan và các nước ASEAN, SCGP đã triển khai một số công nghệ hỗ trợ hoạt động, bao gồm cơ khí hóa, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence- AI) để đánh giá, dự đoán, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG chia sẻ: “Kết quả hoạt động chưa qua kiểm toán của doanh nghiệp trong quý 3 năm 2021 ghi nhận doanh thu từ bán hàng là 94.161 tỷ đồng (4,004 tỷ USD), giảm 1% so với quý trước, lợi nhuận bình thường đạt 6.476 tỷ đồng (275 triệu USD), giảm 47% so với quý trước do chênh lệch sản phẩm hóa dầu và thu nhập vốn chủ sở hữu giảm. Trong khi đó, lợi nhuận trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản của nhà máy xi măng tại Myanmar và lãi từ việc điều chỉnh giá trị khoản đầu tư đạt 4.737 tỷ đồng (207 triệu USD), giảm 60% so với quý trước.

So với kết quả hoạt động kinh doanh năm trước, doanh thu bán hàng tăng 31% nhờ giá sản phẩm ngành hoá dầu tăng, trong khi lợi nhuận bình thường trong kỳ giảm 11% chủ yếu do ảnh hưởng từ làn sóng mới của đại dịch COVID-19 và thị trường trong khu vực đóng cửa đã tác động đến Ngành Xi măng và Vật liệu xây dựng. Lợi nhuận trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản và lãi từ việc điều chỉnh đầu tư giảm 30%.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu từ bán hàng của SCG đạt 282.601 tỷ đồng (12,294 tỷ USD), tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trong kỳ đạt 27.762 tỷ đồng (1,232 tỷ USD), tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng các sản phẩm hóa dầu và thu nhập vốn chủ sở hữu tăng.

Doanh thu từ các sản phẩm giá trị gia tăng cao (High Value Added Products & Services - HVA) của SCG trong 9 tháng đầu năm 2021 lên tới 95.360 tỷ đồng (4,233 tỷ USD), tương đương 34% tổng doanh số bán hàng. Ngoài ra, việc phát triển sản phẩm mới (New Product Development - NPD) và các giải pháp dịch vụ lần lượt chiếm 15% và 5% tổng doanh số bán hàng.

Doanh thu của SCG từ các đơn vị kinh doanh khác ngoài Thái Lan cùng với doanh thu xuất khẩu từ Thái Lan trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 116.325 tỷ đồng (5,532 tỷ USD), chiếm 45% tổng doanh số bán hàng, tăng 35% so với năm ngoái.

Về hoạt động kinh doanh của SCG tại khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), doanh thu bán hàng trong quý 3 năm 2021 ghi nhận tăng trưởng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đến 23.163 tỷ đồng (1,012 tỷ USD), chiếm 25% tổng doanh thu bán hàng của tập đoàn. Doanh thu này bao gồm doanh số bán hàng từ các cơ sở sản xuất thuộc các nước ASEAN và hàng nhập khẩu từ Thái Lan.

Tính đến ngày 30/09/2021, tổng giá trị tài sản của tập đoàn SCG lên đến 570.315 tỷ đồng (25,086 tỷ USD), trong đó tổng giá trị tài sản của SCG tại khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) đạt 249.654 tỷ đồng (10,981 tỷ USD), chiếm 44% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021, SCG tại Việt Nam sở hữu khối tài sản với tổng giá trị 135.951 tỷ đồng (tương đương 5,980 tỷ USD), tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ ngành hóa dầu (Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn - LSP). Tập đoàn ghi nhận doanh thu bán hàng của quý 3/2021 là 6.894 tỷ đồng (tương đương 301 triệu USD), tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn doanh thu đến từ việc xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam.

Theo ông Roongrote, tình hình tài chính của SCG vẫn duy trì ổn định dù lợi nhuận giảm do tình hình giãn cách xã hội trong khu vực, chi phí nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng cao. SCG đã tăng cường áp dụng chiến lược ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị minh bạch) nhằm đối phó với khả năng chi phí nhiên liệu và lạm phát tăng cao trong tương lai. Để giải quyết những vấn đề trên, SCG đã đẩy mạnh quản lý rủi ro bằng việc sớm ký kết các hợp đồng về nhiên liệu cho tương lai, lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp đáp ứng điều kiện thị trường, và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng thay thế. Trong 8 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ sử dụng năng lượng sinh khối từ chất thải nông nghiệp và RDF (Refuse-derived fuel - Nhiên liệu thay thế được sản xuất từ chất thải) là 12% (riêng tỷ lệ sử dụng năng lượng sinh khối và RDF của Ngành Xi-măng và Vật liệu Xây dựng lên đến 25%), và tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời chiếm 3% tương đương 77.744 mgW/giờ.”

Tuy nhiên, khi mở cửa lại nền kinh tế, như tại nhiều quốc gia khác, sức mua được kỳ vọng tăng mạnh trở lại khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng thích nghi với việc sống chung với dịch COVID-19. Đây là dấu hiệu phục hồi đáng mừng của nền kinh tế toàn cầu và trong nước. Theo đó, SCG đang chuẩn bị nắm bắt cơ hội phát triển dài hạn thông qua các sản phẩm xanh và nâng tầm chất lượng cuộc sống như SCG Green Choice, giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên song song với tiết kiệm năng lượng và tăng cường tính vệ sinh, cùng các giải pháp xây dựng xanh CPAC, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng tốc độ thi công, giảm ô nhiễm bụi và giảm chất thải xây dựng. Hơn nữa, tập đoàn còn tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh thân thiện với môi trường như sản xuất nhựa sinh học.

Xem thêm

SCG: Lợi nhuận quý 2 tăng 15% so với quý trước

SCG: Lợi nhuận quý 2 tăng 15% so với quý trước

Lợi nhuận trong quý 2 năm 2021 của SCG tăng 15% so với quý trước nhờ vào doanh thu cao hơn, giá sản phẩm hóa dầu và hiệu quả phân phối sản phẩm trong và ngoài nước tăng trở lại từ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…