ACB trình chia cổ tức 25%, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

ACB (HoSE: ACB) sẽ họp cổ đông thường niên ngày 7/4 bàn về phương án tăng vốn, phát hành cổ phiếu và một số vấn đề khác. Ngân hàng sẽ trình kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 27.019 tỷ đồng lên hơn 33.774 tỷ đồng, qua trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%.
ACB trình chia cổ tức 25%, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Về kế hoạch kinh doanh, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 25%, đạt 15.018 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 11% lên 588.187 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 10% lên 398.299 tỷ đồng, theo chỉ tiêu được NHNN giao (sẽ được điều chỉnh cao hơn khi có sự chấp thuận của NHNN). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. 

Báo cáo ngân hàng đề cập năm nay dù khó khăn hơn, nhà băng vẫn có cơ hội đến từ kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi và kinh tế trong nước đã xuống đáy sẽ đi lên nhanh hơn. Nhu cầu tín dụng sẽ tăng, nhất là từ quý II, do đó đòi hỏi một sự chuẩn bị dài hạn hơn về nguồn vốn. 

Năm 2021, ACB lãi trước thuế gần 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và vượt 13% kế hoạch. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,2%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,7%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 160% lên 209%.

Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...