“Hụt hơi” trong quý 4/2021, cả năm ACB vẫn lãi trước thuế gần 12.000 tỷ đồng

Tính chung cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế ACB trong năm vừa qua đạt xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và vượt 13% kế hoạch năm.
“Hụt hơi” trong quý 4/2021, cả năm ACB vẫn lãi trước thuế gần 12.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB; HOSE: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021.

Theo đó, so với cùng kỳ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB có mức tăng trưởng khả quan. Cụ thể, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng ACB tăng gần 8,6% đạt 4.794 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 84% đạt 746,8 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 20% đạt 238 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư đạt tăng 24,5% đạt 119,4 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động khác tăng nhẹ đạt 69 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quý 4, Ngân hàng ACB phải chi hơn 524 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Đồng thời, chi chi phí hoạt động của Ngân hàng ACB tăng hơn 37% lên 2.417 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng ACB trong quý 4/2021 đạt gần 3.030 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ.

So với năm 2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng ACB trong năm 2021 đạt 18.944 tỷ đồng, tăng 30%. Lãi thuần từ dịch vụ tăng 70% đạt 2.894 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 26,7% đạt 2.894 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư kinh doanh tăng 171% đạt 450 tỷ đồng.

Trong khi đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 67% chỉ còn 244 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác giảm 50% còn 139 tỷ đồng.

Năm 2021, Ngân hàng ACB phải chi 3.336 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2020.

Mặc dù lợi nhuận suy giảm trong quý cuối năm, nhưng tính chung cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế ACB trong năm vừa qua đạt xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và vượt 13% kế hoạch năm. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, ngân hàng này thu về khoản lãi ròng 9.603 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2021, Ngân hàng ACB có tổng tài sản là 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 361.912 tỷ đồng tăng hơn 16%, tiền gửi khách hàng là 379.921 tỷ đồng, tăng 7,6%.

Đáng chú ý, nợ xấu của Ngân hàng ACB cuối quý 4/2021 tăng 52,1% so với hồi đầu năm lên gần 2.800 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lên 0,78% so với mức 0,60% cuối năm 2020.

Cụ thể so với cùng kỳ, Nợ nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 153% đạt gần 538 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ tăng 114,5% lên 882,2 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn tăng 13,4% lên hơn 1.379,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, mức nợ cần chú ý của Ngân hàng ACB lên gần 2.000 tỷ đồng, tăng 3,3 lần so với hồi đầu năm.

Về thị trường chứng khoán, mã cổ phiếu ACB đã có 4 phiên tăng giá liên tiếp. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 26/1, cổ phiếu ACB đang được giao dịch với giá 35.450 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...