Agrifish (AGF) chính thức bị kiểm soát đặc biệt từ ngày 21/11

Cổ phiếu AGF của CTCP Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) đã đổi từ diện tạm ngừng giao dịch sang diện kiểm soát đặc biệt từ ngày 21/11/2018.
Agrifish (AGF) chính thức bị kiểm soát đặc biệt từ ngày 21/11

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) thông báo đưa cổ phiếu AGF ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch, đồng thời chuyển sang diện kiểm soát đặc biệt từ ngày 21/11/2018. Như vậy, AGF chỉ được giao dịch trong phiên chiều từ ngày 21/11 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Cổ phiếu này bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch từ đầu tháng 11/2018 do chậm nộp BCTC quý 4 niên độ tài chính 2017-2018, và nhắc nhở lần 2 việc chậm nộp BCTC quý 3 niên độ 2017-2018. Đồng thời cổ phiếu AGF vẫn thuộc diện bị cảnh báo do lợi nhuận sau thuế âm 187 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 30/9/2018 âm 92 tỷ đồng.

Sau đó, Agifish đã có công văn giải trình và mong UBCKNN, Sở GDCK Tp.HCM chấp thuận cho cổ phiếu AGF được giao dịch trở lại sau khi Công ty đã khắc phục các nguyên nhân trên.

Cụ thể, theo giải trình từ phía Agifish, nguyên nhân của sự chậm trễ này là do công ty đang tập trung cho vụ kiện chống bán phá giá cá Tra Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và chuẩn bị hồ sơ cho việc thẩm tra tại chỗ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa đảm trách việc quyết toán BCTC quý 4 (niên độ kế toán kết thúc ngày 30/9).

Hiện Agifish đã hoàn thành và công bố thông tin BCTC quý 4, cổ phiếu AGF được giao dịch trở lại nhưng vẫn ở diện kiểm soát đặc biệt.

"Ghi nhận tại BCTC quý 4 niên độ tài chính 2017-2018, Agifish đạt 1.285 tỷ đồng doanh thu, giảm 43% so với cùng kỳ. Giá vốn cao hơn cả doanh thu, đồng thời vẫn phải gánh các chi phí phát sinh nên Agifish đã lỗ sau thuế gần 190 tỷ đồng - là năm thứ 2 liên tiếp công ty bao lỗ, nâng tổng lỗ lũy kế chưa phân phối đến cuối kỳ lên 282 tỷ đồng.

Giải trình về khoản nợ trên, Agifish cho rằng qua quá trình đàm phán với khách hàng thì khoản nợ trên có khả năng thu hồi, đồng thời cho rằng công ty đang thực hiện giảm bớt các vùng nuôi có hoạt động nuôi trồng không hiệu quả để giảm gánh nặng nguồn vốn lưu động...

Agifish cho rằng Công ty sẽ khắc phục được khoản lỗ lũy kế hiện tại, lãnh đạo Agifish nhấn mạnh BCTC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục.

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...