Ai hưởng lợi sau "tin đồn" Thaco mua lại 10% cổ phiếu STB?

Tin đồn Thaco “tung tiền” mua lượng lớn cổ phần của Sacombank đang làm nóng thị trường tài chính những ngày vừa qua.Tuy các bên liên quan đều lên tiếng phủ nhận nhưng bên mua hơn 45 triệu cổ phiếu STB trong giao dịch ngày 22/9 vẫn là mối quan tâm lớn.
Ai hưởng lợi sau "tin đồn" Thaco mua lại 10% cổ phiếu STB?

Sáng ngày 24/9, cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) điều chỉnh giảm nhẹ về mức giá 12.600 đồng/cp, sau khi tăng mạnh trong hai phiên trước đó.

Đáng chú ý, phiên ngày 22/9, STB gây “sốc” khi đột biến thanh khoản lên tới 45,7 triệu đơn vị được khớp lệnh – cao nhất từ đầu năm 2018 tới nay với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 563,6 tỷ đồng. Tất nhiên, cổ phiếu STB cũng tăng trần trong phiên giao dịch này.

Trước đó 4 ngày, cổ phiếu STB cũng ghi nhận phiên giao dịch 24 triệu đơn vị, tương ứng hơn 279 tỷ đồng. Thị giá STB đã tăng 24% từ đáy cuối tháng 7 và 72% so với mức thấp nhất cuối tháng 3.

Sóng tin đồn

Sự sôi động của cổ phiếu STB diễn ra cùng với tin đồn ông chủ của Thaco Trần bá Dương mua cổ phiếu STB từ KienLongBank được lan truyền rộng rãi trên các diễn đàn đầu tư và mạng xã hội trong nhiều ngày qua.

Tuy nhiên, trong một văn bản gửi các cơ quan truyền thông, phía Thaco cho biết tập đoàn chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu STB nào. Đồng thời, khẳng định Thaco không có kế hoạch đầu tư vào cổ phiếu STB trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi đó với KienLongbank, một lãnh đạo của ngân hàng này cũng đã phủ nhận việc bán lô hơn 176,4 triệu cổ phiếu STB với giá 18.000 đồng/cp. Lãnh đạo này cũng khẳng định, Kienlongbank sẽ không chốt giá bán thấp hơn 20.000 đồng/cp, dù đang cần thu hồi nợ xấu.

Trước đó, Kienlongbank đã 2 lần bán đấu giá 176.373.887 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ xấu, song chưa bán thành công.

Cụ thể, lần 1 vào ngày 22/1/2020 với mức giá khởi điểm là 24.000 đồng/cp và lần thứ 2 từ ngày 17/2/2020 với giá khởi điểm là 21.600 đồng/cp, thấp hơn so với mức giá khởi điểm lần đầu nhưng cao hơn nhiều so với mức thị giá tại thời điểm này là 11.500 đồng/cp.

Được biết, gần 176,4 triệu cổ phiếu STB nói trên thuộc sở hữu của các cá nhân trong nước, được thế chấp tại Kienlongbank, nên ngân hàng này muốn rao bán để thu hồi nợ.

Theo các công bố chính thức, Sacombank hiện không có cổ đông lớn, gần 68.000 cổ đông nhỏ, trong đó 304 tổ chức, tính đến cuối năm 2019. Một tổ chức gần nhất đăng ký giao dịch cổ phiếu STB là Chứng khoán Liên Việt, muốn bán toàn bộ 3 triệu cổ phiếu. Giao dịch dự kiến từ 31/8 đến 29/9 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Công ty chứng khoán  này là đơn vị có liên quan đến ông Nguyễn Văn Huynh, thành viên HĐQT độc lập Sacombank. Lượng cổ phiếu đang sở hữu được mua trong giai đoạn tháng 4/2019-9/2019. Chứng khoán Liên Việt đã một lần bán bất thành với lý do điều kiện thị trường chưa phù hợp.

Ngoài KienLongBank và Chứng khoán Liên Việt, Eximbank cũng muốn bán 75 triệu cổ phiếu STB do 7 khách hàng thế chấp, nếu người vay không trả nợ. Eximbank muốn phát mãi toàn bộ lượng cổ phiếu STB trên để thu hồi 746 tỷ đồng nợ vay.

Ai được hưởng lợi?

Thực tế, trong tin đồn đã được phát tán, một người nào đó đã cho biết bên mua sẽ mua cổ phiếu STB với giá 18.000 đồng/cp, trong khi giá trị giao dịch của STB ở thời điểm trước đó chỉ từ 11.000-12.000 đồng/cp.

Nếu mua 180 triệu cổ phiếu STB với giá 18.000 đồng/cp (theo tin đồn), Thaco phải chi đến 3.240 tỷ đồng. Trong khi đó, với giá trung bình gần đây 11.000-12.550 đồng/cp (mức giá hiện tại), số tiền chi ra để sở hữu 10% vốn điều lệ của Sacombank quanh mức 2.000-2.200 tỷ đồng.

Theo đó, nếu thực chất muốn sở hữu cổ phiếu STB, Thaco hoàn toàn có thể mua trên sàn với mức giá rẻ hơn tới hơn 1.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu bình tâm suy xét có thể thấy tin đồn là rất vô lý.

Thế nhưng, tin đồn đã giúp giá cổ phiếu STB tăng kịch trần lên 12.550 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 22/9, một bộ phận lớn người đang nắm giữ mã cổ phiếu này đã được hưởng lợi. Đà tăng tiếp tục được duy trì sang phiên giao dịch ngày 23/9, đây cũng là phiên tăng giá thứ 4 liên tiếp của STB với tổng mức tăng là 10,5%.

Hiện chưa rõ ai là người tung tin đồn Thaco mua lại 10% lượng cổ phiếu STB đang lưu hành, nhưng chắc chắn những cá nhân, tổ chức đang nắm giữ STB là những người hưởng lợi nhiều nhất.

Bên cạnh những tổ chức kể trên, còn có nhiều cổ đông đang nắm giữ lượng lớn cổ phần của Sacombank còn có CTCP Đầu tư Sài Gòn Exim cũng đang nắm giữ gần 65,8 triệu cổ phiếu STB (tương đương 3,49%), CTCP Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu hơn 39,4 triệu cổ phiếu (2,09%), Quỹ đầu tư Market Vectors Vietnam ETF hơn 38,6 triệu cổ phiếu (2,05%).

Ngoài ra, hai cổ đông cá nhân lớn nhất tại Sacombank là Trầm Trọng Ngân, con trai đại gia Trầm Bê, sở hữu gần 89,2 triệu cổ phiếu STB (4,73%), ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT đang sở hữu gần 62,6 triệu cổ phần (3,27%).

Xem thêm

Sacombank sắp “hết cửa” cho vay?

Sacombank sắp “hết cửa” cho vay?

Room tăng trưởng tín dụng của Sacombank tính đến thời điểm hiện nay chỉ còn 3% trong khi ngân hàng đang dư thừa 30.000 tỷ đồng vốn huy động.

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...