Thành tựu này là minh chứng thuyết phục cho những nỗ lực phát triển bền vững của công ty tại thị trường Việt Nam không chỉ về mặt kinh doanh mà còn ở các khía cạnh môi trường và xã hội.
Chương trình đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam là một chương trình uy tín được tổ chức thường niên do VCCI phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thực hiện, nhằm vinh danh 100 doanh nghiệp tiên phong và đạt thành tựu trong lĩnh vực phát triển bền vững. Để được lựa chọn vào bảng xếp hạng, các doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên bộ chỉ số doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI), bộ chỉ số này được xây dựng như là thước đo giá trị của doanh nghiệp dựa trên 3 nhóm yếu tố là chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội và tác động đến môi trường.
Đây là lần đầu tiên AkzoNobel Việt Nam tham dự chương trình này,với mong muốn nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút nguồn nhân lực góp phần vào việc phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
"Để minh chứng cho cam kết về phát triển bền vững, AkzoNobel đã và đang thực hiện chiến lược “Tạo ra nhiều giá trị hơn với ít nguyên liệu hơn” nhằm xây dựng một doanh nghiệp bền vững với mục tiêu đạt được 20% doanh thu từ những giải pháp phát triển bền vững và giảm lượng khí thải từ 25%-30-% trên mỗi tấn nguyên liệu cho đến năm 2020.
Tại các nhà máy của AkzoNobel trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các chính sách tiết kiệm năng lượng, nước sạch, tái chế rác thải và sử dụng túi nhựa được thực hiện nghiêm ngặt, đồng thời cũng công ty cũng yêu cầu những đối tác cung cấp nguyên liệu của mình thực hành sản xuất bền vững nhằm đưa đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ mang tính bền vững toàn diện.
Tại AkzoNobel, mọi sự nghiên cứu phát triển đều bắt đầu từ việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Ở đơn vị kinh doanh Sơn Tĩnh điện, các sản phẩm AkzoNobel đều mang lại những lợi ích to lớn cho môi trường lẫn khách hàng của mình. Cụ thể, nguyên liệu thô làm ra các sản phẩm sơn bột không có chứa dung môi hữu cơ, đồng nghĩa với việc không thải ra không khí bất kì hỗn hợp chất hữu cơ độc hại nào, cũng như giảm thiểu rủi ro hoả hoạn trong quá trình bảo quản và thi công. Phương pháp sản xuất độc đáo cho phép sản phẩm đạt được ngay hiệu quả sơn phủ chỉ trong một lớp sơn, và lượng sơn bột dư thừa vẫn có thể được tái sử dụng mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Ngoài ra, AkzoNobel còn đề ra sáng kiến “Tín chỉ Carbon” nhằm chuyển đổi loại sơn phủ chống hà hiện tại sang sơn giải phóng hà cao cấp vốn có khả năng giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và phát thải Carbon trung bình lên tới 9% – như những sản phẩm trong dòng sơn phủ International với công nghệ Intersleek của AkzoNobel. Năm 2017, AkzoNobel cũng tiên phong trong việc phát triển xu hướng kiến trúc xanh tại thị trường Việt Nam thông qua việc giới thiệu và cung cấp các giải pháp toàn diện về dịch vụ và sản phẩm trong danh mục sản phẩm Dulux Professional dành riêng cho khách hàng thuộc kênh dự án.
Song song với các hoạt động kinh doanh, AkzoNobel Việt Nam còn tập trung thực hiện các dự án dành cho cộng đồng đầy ý nghĩa tại thị trường Việt Nam thông qua phát kiến “Thành phố Nhân văn” hay dự án “Let’s Colour”. Tiếp nối thành công từ những năm trước, trong năm 2017, chủ thương hiệu sơn Dulux và Maxilite đã bắt đầu triển khai thực hiện dự án “AkzoNobel cùng em tới trường” giúp sơn lại 100 ngôi trường trong 3 năm nhằm mang lại cho các em học sinh một không gian học tập khang trang, sạch sẽ và tràn đầy cảm hứng, hay hỗ trợ các họa sỹ thực hiện các bức bích họa góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển tại đảo Lý Sơn. Tổng số lượng sơn mà AkzoNobel Việt Nam hỗ trợ cho các hoạt động cộng đồng trong năm 2017 lên tới 33,000 lít sơn.