Ấn Độ đối mặt với kỷ lục lây nhiễm mới với 400.000 trường hợp Covid-19 trong ngày

Đây là lần đầu tiên số trường hợp hàng ngày của Ấn Độ đạt mức 400.000 sau 10 ngày liên tiếp đều ghi nhận trên 300.000 ca.
Ấn Độ đối mặt với kỷ lục lây nhiễm mới với 400.000 trường hợp Covid-19 trong ngày

Ấn Độ đã công bố mức tăng kỷ lục hàng ngày mới với 401.993 trường hợp nhiễm Covid-19 vào 1/5 khi quốc gia này đang mở một đợt tiêm chủng diện rộng cho tất cả người trưởng thành.  

Số người tử vong vì Covid-19 đã tăng 3.523 trường hợp trong 24 giờ qua, nâng tổng số từ trước đến nay lên 211.853 người. 

Tuy là quốc gia sản xuất vắc xin Covid-19 lớn của thế giới nhưng hiện Ấn Độ chỉ có sẵn một lượng vắc xin nhất định, càng làm trầm trọng thêm làn sóng nhiễm bệnh thứ hai tồi tệ, đẩy các bệnh viện và nhà xác vào tình trạng quá tải trong khi các hộ gia đình phải tranh giành thuốc và oxy khan hiếm.

Hàng trăm người đã xếp hàng để chờ tiêm chủng trên khắp Ahmedabad, thành phố thương mại chính ở bang Gujarat, quê hương của Thủ tướng Narendra Modi. 

Chủ tịch bang New Delhi - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch - đã kêu gọi người dân không “rồng rắn” xếp hàng tại các trung tâm tiêm chủng, và hứa hẹn sẽ có nhiều vắc xin hơn “vào ngày mai hoặc ngày kia”.

Bang miền đông Odisha của Ấn Độ vào 30/4 cho biết họ đã nhận được một lô hàng gồm 150.000 liều vắc xin và sẽ chỉ cho phép từng nhóm người tiêm chủng đến theo lịch hẹn, nhằm tuân thủ quy định giãn cách và hạn chế di chuyển. 

Mới đây, đám cháy tại một bệnh viện ở Ahmedabad đã giết chết 16 bệnh nhân và 2 cán bộ y tế. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân trên Twitter, vài giờ sau khi ông đăng tải hình ảnh đang cầu nguyện tại một ngôi đền Sikh ở thủ đô New Delhi.

Một số chuyên gia đổ lỗi cho sự thờ ơ từ chính quyền liên bang khi cho phép các cuộc tụ họp tôn giáo lớn và các cuộc biểu tình chính trị diễn ra khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn vô cùng đáng lo ngại. Chính những sự kiện với hàng triệu người tham gia này đã đẩy Ấn Độ rơi vào “đợt sóng thần” Covid-19 trong thời gian qua. 

Trước đó vào đầu tháng 3, một diễn đàn gồm các cố vấn khoa học của chính quyền Thủ tướng Modi đã cảnh báo các quan chức Ấn Độ về một biến thể virus mới dễ lây lan hơn đang tồn tại ở nước này. Tuy nhiên, chính phủ liên bang đã không tìm cách áp dụng các hạn chế chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Tổng số trường hợp Covid-19 ở Ấn Độ hiện đã lên đến 19 triệu ca. Theo thống kê của Reuters, kể từ cuối tháng 2, Ấn Độ đã ghi nhận thêm khoảng 7,7 triệu trường hợp mới.

Sự gia tăng các trường hợp mới đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới áp đặt các hạn chế nhập cảnh nghiêm ngặt đối với Ấn Độ. Các quan chức Úc cho biết những cư dân và công dân đã ở Ấn Độ trong vòng 14 ngày kể trước khi trở về nước sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc, và những người không tuân theo sẽ phải đối mặt với tiền phạt và án tù. Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng đã áp đặt các hạn chế đi lại tương tự đối với Ấn Độ gồm có Hoa Kỳ, Anh, Đức, Ý và Singapore, trong khi Canada, Hồng Kông và New Zealand đã đình chỉ tất cả các chuyến du lịch thương mại với Ấn Độ.

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…