Áp thuế tự vệ ngành thép: Doanh nghiệp thép chia hai "chiến tuyến"

Quyết định chính thức của Bộ Công Thương về việc áp thuế tự vệ phôi thép và thép dài trong 4 năm thuế sẽ là thông tin hỗ trợ tích cực đối với giá thép trong nước. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nà
Áp thuế tự vệ ngành thép: Doanh nghiệp thép chia hai "chiến tuyến"

Quyết định áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu nhằm mục đích bảo vệ doanh nghiệp thép trong nước trước hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc chính thức, sẽ có hiệu lực từ 2/8/2016. Với mức thuế áp cho sản phẩm phôi thép giữ nguyên ở mức 23,3%; trong khi mức thuế đối với thép dài tăng từ 14,2% lên 15,4%. Tuy nhiên, thuế tự vệ bổ sung sẽ giảm dần từng năm trong 4 năm và sẽ về 0% vào năm thứ 5.

Đại gia ngành thép được “mở đường”

Thời gian qua, doanh nghiệp sản xuất thép trong nước gặp nhiều khó khăn do không thể cạnh tranh được với phôi thép giá rẻ nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, rất nhiều “đại gia” ngành thép như công ty CP Thép Hòa Phát, công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, công ty CP Thép Việt Ý… đã đồng loạt gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ “kêu cứu”.

Trước đó, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel); Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ khi cho rằng nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ lên tới 4 - 5 triệu tấn trong năm 2016. Như vậy, các nhà sản xuất phôi thép của Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa.

Theo số liệu của VNSteel, lượng phôi thép giá rẻ nhập về Việt Nam năm 2015 lên tới gần 1,9 triệu tấn, tăng hơn 300% so với năm 2014. Đặc biệt, mức nhập khẩu phôi thép đã tăng đột biến trong tháng 12/2015 và tháng 1/2016, với mức tương ứng là 317.000 tấn và 340.000 tấn.

Tính riêng trong tháng 1/2016, mức nhập khẩu tăng cao gấp 3 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, mức giá bình quân nhập khẩu liên tục giảm mạnh, từ mức 451 USD tấn (tháng 1/2015) giảm xuống mức 269 USD/tấn (tháng 1/2016), đã gây khó khăn lớn cho các nhà sản xuất phôi thép trong nước.

Trước tình hình đó, để “cứu nguy” cho ngành thép, ngày 7/3/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862 về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép là 23,3% và đối với thép dài là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.

Chính thức áp thuế tự vệ ngành thép

Theo các chuyên gia, thời gian đầu áp thuế tự vệ tạm thời, giá phôi thép và thép xây dựng trong nước đã tăng mạnh. Đặc biệt, trong tháng 3 – 4, giá phôi thép có thời điểm tăng theo giờ. Điển hình là ngày 12/3, giá thép từ 12,6 triệu đồng/tấn tăng lên 14,2 triệu đồng/tấn, giá thép cây bị đẩy tăng thêm 3.000 – 4.000 đồng/cây.

Tuy vậy, số liệu công bố cho thấy khoảng 1-2 tháng gần đây cho thấy nhu cầu thép xây dựng đã tăng chậm lại so với hồi tháng 3 - 4. Lý giải cho việc giá thép có phần chững lại này, lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh thép cho rằng do giá thép thế giới đã điều chỉnh sau đợt tăng nóng đầu năm cùng những ý kiến lo ngại thuế tự vệ tạm thời sẽ hết hiệu lực vào tháng 10 khiến thép nhập khẩu giá rẻ tiếp tục tràn vào Việt Nam.

Cùng với đó, lo ngại hàng tồn kho, các đại lý bán buôn đã cân đối lại hàng, không đẩy mạnh tích trữ như giai đoạn đầu năm khiến nhu cầu chững lại. Theo đánh giá của công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) trước thông tin các nhà sản xuất phôi kiến nghị Bộ Công Thương áp thuế tự vệ thương mại, các nhà nhập khẩu gồm các công ty thương mại, công ty không có khâu luyện phôi đã tranh thủ nhập phôi về, khiến lượng nhập khẩu tăng đột biến.

Thực tế, theo số liệu thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), thời gian này, lượng tồn kho phôi ở các doanh nghiệp sản xuất cũng tăng bất thường so với lượng tồn kho thường kỳ. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất phôi cho biết chính sách thuế tự vệ thương mại với phôi thép và thép dài đã gỡ khó cho doanh nghiệp và bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành thép trước những yếu tố khó lường từ thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu ngành thép như quặng, phế, thép cán nóng đã tăng trở lại khoảng 20%. Điều này đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp nào có lời khi giá nguyên liệu giảm thì càng hưởng lợi khi giá nguyên liệu tăng nhờ lượng hàng tồn kho nhất định trong quy trình sản xuất.

DN liên doanh “khóc ròng”

Trong khi hầu hết “đại gia” ngành thép đang vui mừng với quyết định này thì một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã chuyển sang nhập phôi thép thay vì thép phế như trước đây đang đứng trước nguy cơ thua lỗ do thuế tự vệ tăng cao. Mức thuế tự vệ chính thức đối với phôi thép được giữ nguyên ở mức 23,3% so với mức thuế tự vệ áp dụng tạm thời trong tháng 3/2016, trong khi mức thuế đối với thép dài tăng nhẹ từ 14,2% lên 15,4%.

Trước đó, một số doanh nghiệp nhập phôi thép làm nguyên liệu sản xuất đã từng kiến nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép ngay khi Bộ Công Thương ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ như công ty Pomina, công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel, công ty TNHH Nasteel-Vina, công ty sản xuất Thép Úc SSE, công ty TNHH Thép Vinakyoei, công ty CP thép Việt Đức…

Đại diện công ty Pomina cho rằng: “áp thuế tự vệ sẽ khiến phôi thép trong nước tăng giá theo. Điều này khiến phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép liên doanh sẽ phải phụ thuộc vào phôi thép của một vài công ty cung cấp ra thị trường”. Theo đánh giá của công ty chứng khoán Bảo Việt với việc áp thuế tự vệ thương mại, chắc chắn lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống.

Song, quyết định này cũng khiến doanh nghiệp thép bị chia làm hai “chiến tuyến”. Một bên là các công ty được hưởng lợi là những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tự chủ phôi thép, bởi giảm bớt lo ngại về phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, những doanh nghiệp không sở hữu nhà máy phôi và phải mua ngoài sẽ bị thiệt hại đầu tiên khi thuế nhập khẩu phôi tăng lên và không còn tận dụng được lượng phôi giá rẻ nhập khẩu như trước.

Ts. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế

Việc sử dụng công cụ áp thuế chống bán phá giá là nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh theo nguyên tắc thị trường, bảo vệ sản xuất nội địa sẽ mất ý nghĩa, nếu không nói là phản tác dụng, khi vừa không thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội, lại vừa làm tăng giá và nhất là làm tăng tiêu thụ hàng ngoại nhập trên thị trường trong nước.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) 

Áp thuế tự vệ là cần thiết để bảo vệ ngành thép trong nước, nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, vấn đề cốt lõi là DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh và hoạt động hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường thép trong nước. Doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông và công luận về kế hoạch đảm bảo sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu về thép trong nước.

Ông Mai Văn Hà, Tổng giám đốc Thép Hòa Phát 

Áp dụng tự vệ với thép dài và phôi thép dù hơi muộn nhưng là cần thiết, hợp lý, phù hợp với các cam kết quốc tế và bảo vệ được ngành sản xuất trong nước. Nếu không sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, ngành thép sẽ sụp đổ.

Theo Thanh Hoa/TBKD

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…