Arab Saudi đầu tư đường sắt tốc độ gấp đôi máy bay

Là hệ thống giao thông vận tải siêu tốc, Hyperloop lần đầu được giới thiệu bởi tỷ phú công nghệ Elon Musk...
Arab Saudi đầu tư đường sắt tốc độ gấp đôi máy bay

Là hệ thống giao thông vận tải siêu tốc, Hyperloop lần đầu được giới thiệu bởi tỷ phú công nghệ Elon Musk từ năm 2013. Nó có thể chạy với tốc độ gấp hai lần máy bay chở khách, chi phí năng lượng thấp, hoạt động 24/24h trong mọi điều kiện thời tiết. Tại Arab Saudi, “giấc mơ” về đường sắt công nghệ cao dường như sắp thành hiện thực.

Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư

Virgin Hyperloop One, một trong công ty nổi tiếng về phát triển công nghệ vận tải siêu tốc, hiện đang là đối tác chính của Chính phủ Arab Saudi trong việc ký hợp đồng và triển khai dự án đường sắt Hyperloop. Theo ông Ahmed bin Sulayem, Chủ tịch mới bổ nhiệm của công ty này, dự án của họ đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư tại Arab Saudi.

Chia sẻ trên kênh truyền hình CNBC hôm 16/11, ông Sulayem cho biết: “Tôi nghĩ rằng khi đến đúng thời điểm, chúng tôi sẽ bắt đầu kết thúc đàm phán với phía Riyadh về kế hoạch phát triển đường sắt siêu tốc Hyperloop”.

Ông Sulayem đã giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cảng quốc tế DP World. Mới đây, Sulayem được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Virgin Hyperloop One, sau khi tỷ phú người Anh Richard Branson rời bỏ chức vụ này vào tháng trước.

Trước sự ra đi của ông Branson, nhiều ý kiến băn khoăn rằng, liệu Virgin Hyperloop One có tiếp tục hợp tác với Arab Saudi để triển khai dự án đường sắt siêu tốc nữa hay không? Thậm chí, theo một báo cáo của Financial Times hồi tháng trước, suy đoán trên càng thêm chắc chắn khi tờ báo này khẳng định, phía Riyadh đã huỷ bỏ một thoả thuận với Virgin Hyperloop One.

Trên thực tế, vị tỷ phú người Anh đã tạm dừng các cuộc đàm phán về khoản đầu tư 1 tỷ USD của phía Riyadh vào các các công ty hàng không vũ trụ của Tập đoàn Virgin, bao gồm Virgin Galactic và Virgin Orbit, sau khi giới chức Arab Saudi bị cáo buộc có liên quan đến vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi vào cuối tháng 9 vừa qua.

Tuy nhiên, theo báo cáo của CNBC, công ty công nghệ này vẫn tiến hành đàm phán với Chính phủ Arab Saudi và các cuộc thương thảo gần như đã chắc chắn có kết quả thành công ngoài mong đợi.

Vẫn còn một chặng đường dài

Về phần mình, Chủ tịch Sulayem chia sẻ, các đàm phán cuối cùng giữa Arab Saudi với Virgin Hyperloop One sẽ sớm được tiến hành, sau khi công ty hoàn thành dự án đường sắt siêu tốc Hyperloop tại Ấn Độ.

Ông Sulayem  cho rằng, tốt hơn hết là Virgin Hyperloop One nên tập trung vào kế hoạch mà họ đang thực hiện tại quốc gia châu Á này để ghi điểm và khẳng định danh tiếng, sau đó mới tìm cách đẩy mạnh mở rộng sang các thị trường khác. “Chúng tôi đã có cuộc thảo luận tốt đẹp với phía Riyadh và họ rất quan tâm tới việc sử dụng hệ thống giao thông vận tải Hyperloop. Hy vọng trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục những đàm phán mang tính “chốt hạ” ”.

Chủ tịch Sulayem cũng nói thêm, công nghệ Hyperloop của Tập đoàn Virgin rất thú vị và nó có thể thực sự thay đổi cách mà mọi người di chuyển.

Bên cạnh thị trường Ấn Độ và Arab Saudi, Virgin Hyperloop One cũng đang tìm cách xây dựng hệ thống vận tải siêu tốc này tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Họ đã công bố bản thỏa thuận với Tập đoàn DP World hồi đầu năm 2018 để chế tạo phương tiện vận chuyển hàng hóa với tốc độ cực nhanh.

Trước đó, khi vẫn còn là Chủ tịch của Virgin Hyperloop One, ông Branson cũng hé lộ, để di chuyển bằng Hyperloop, hành khách sẽ không tốn nhiều hơn so với giá vé của tàu cao tốc hiện nay.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều công ty đang cố gắng thống trị không gian bằng những phiên bản công nghệ Hyperloop của riêng mình. Với công nghệ này, phương tiện phóng đi nhờ đệm không khí tạo ra bởi máy nén khí giúp giảm ma sát bên trong những ống áp suất thấp với tốc độ cực nhanh.

Ý tưởng về hệ thống đường sắt siêu tốc Hyperloop lần đầu được giới thiệu bởi Giám đốc điều hành hãng xe điện Tesla Elon Musk vào năm 2013.

Các công ty SpaceX và Boring Co. của tỷ phú Musk đang thực hiện việc triển khai hệ thống Hyperloop ở Mỹ, trong khi Hyperloop Transportation Technologies và TransPod cũng đang cạnh tranh để xây dựng các phiên bản của chính hãng mình.

Theo Thu Trang/Báo giao thông

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...