Bà Nguyệt Hường bất ngờ “vắng bóng” tại danh sách lãnh đạo VID Group

Theo danh sách nhân sự mới cập nhật trên website của Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group), đội ngũ lãnh đạo của VID Group bất ngờ thiếu vắng tên bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Chủ tịch HĐQT.
Bà Nguyệt Hường bất ngờ “vắng bóng” tại danh sách lãnh đạo VID Group

Theo đó, đội ngũ lãnh đạo Tập đoàn này hiện chỉ có 4 người, thay thế bà Nguyệt Hường tại vị trí Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Phi Hùng; Tổng giám đốc là ông Bùi Quang Tuấn, ông Lê Anh Dũng – Giám đốc kinh doanh và bà Vũ Thu Hằng – Đại diện kinh doanh cao cấp.

VID Group được thành lập năm 2006, là tiền thân của TNG Holdings Việt Nam – một tập đoàn kinh tế đầu tư đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Tài chính ngân hàng, khoáng sản, nông lâm nghiệp, bán lẻ và đầu tư kinh doanh bất động sản.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT tập đoàn ngay từ khi mới được thành lập và được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất giới đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Bà Hường từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khoá 12, 13 và đại biểu Quốc hội khoá 12, 13. Bà còn có thời gian giữ các chức vụ: Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội; Phó chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội; Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam.

Tuy nhiên, vào tháng 7/2016, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp đột xuất, bỏ phiếu kín không công nhận tư cách ĐBQH khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường do không đủ tiêu chuẩn và cá nhân có đơn xin rút. Sau đó, bà Hường cũng bị bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố Hà Nội do vi phạm liên quan đến quốc tịch và kê khai tài sản.

Bà Hường từng là Chủ tịch Hội đồng sáng lập MaritimeBank, trong khi chồng bà, ông Trần Anh Tuấn, hiện đang giữ ghế Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Đây cũng chính là nhà băng đóng vai trò là đối tác tài chính chiến lược hợp tác hỗ trợ cho khách hàng vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ vốn cho các dự án của VID Group.

>> Không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...