Bắc Giang lên kịch bản tiêu thụ vải thiều để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19

Ngày 17/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch tiêu thụ vải thiều cùng nhiều giải pháp hỗ trợ việc mua/bán vải để không gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, người nông dân vì dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh.
Bắc Giang lên kịch bản tiêu thụ vải thiều để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19

Do mùa thu hoạch vải 2021 đang cận kề cùng với việc căng sức chống dịch COVID-19, không để sản xuất đứt gãy, ngày 17/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch tiêu thụ vải thiều cùng nhiều giải pháp hỗ trợ việc mua/bán vải.

Kế hoạch tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang được xây dựng với 3 kịch bản.

Kịch bản 1: Dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi với sản lượng tiêu thụ 50% trong nước (khoảng 90.000 tấn), 50% xuất khẩu (khoảng 90.000 tấn). Với tình huống này, vải được tiêu thụ tại thị trường trong nước tập trung tại các chợ đầu mối; tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị; DN chế biến xuất khẩu, chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử. Thị trường xuất khẩu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Mỹ, EU…

Kịch bản 2: Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn). Vải tiêu thụ trong nước tại các chợ đầu mối như: Thủ Đức, Bình Điền (TPHCM), Long Biên (Hà Nội), Hòa Cường (Đà Nẵng)… sản lượng khoảng 55.000 tấn; các tập đoàn phân phối lớn 20.000 tấn; sàn thương mại điện tử 2.000 tấn; chợ truyền thống 13.000 tấn và một phần vải dành để sấy khô.

Kịch bản 3: Dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Theo đó, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân tại thị trường trong nước. Tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn 80.000 tấn; các tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 30.000 tấn; các DN chế biến xuất khẩu (gồm: Công ty cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Công ty TNHH MTV Dũng Sỹ, Công ty Thực phẩm Á Châu…) 30.000 tấn. Số còn lại tiêu thụ tại chợ truyền thống, sàn giao dịch thương mại; để sấy khô và chế biến khác.

Theo báo Bắc Giang, để hỗ trợ tiêu thụ vải, Sở Công Thương sẽ hỗ trợ các DN, HTX sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh (ưu tiên đơn vị sản xuất, tiêu thụ, chế biến vải thiều) xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến gồm: Website, hệ thống email, fanpage trên Facebook và landing page; hỗ trợ tham gia sàn thương mại điện tử tỉnh Bắc Giang: http://www.san24h.vn và các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và nước ngoài như: Lazada, Shopee, Tiki, Alibaba…

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang còn phối hợp với đại lý Alibaba.com tại Việt Nam hỗ trợ Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hùng Thảo (Lục Ngạn) đưa vải thiều lên sàn giao dịch thương mại điện tử Alibaba.com, thời gian dự kiến từ ngày 17/5.

Để tạo thuận lợi cho thương nhân nước ngoài mua vải thiều, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đã đồng ý cho 190 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Các thương nhân này sẽ nhận thị thực tại cửa khẩu Hữu nghị (Lạng Sơn).

Số thương nhân nói trên sẽ được huyện Lục Ngạn tổ chức đón và thực hiện cách ly y tế tập trung tại 8 nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn theo đúng quy định phòng, chống dịch. Các điểm cách ly tập trung này đã được huyện Lục Ngạn chuẩn bị đầy đủ điều kiện sinh hoạt, bảo đảm an ninh nhằm tạo thuận lợi cho thương nhân lưu trú.

Sau 21 ngày cách ly, các thương nhân sẽ được ra ngoài tiến hành giao dịch, thu mua vải thiều.

Xem thêm

Hà Nội khẩn trương hỗ trợ Bắc Giang chống dịch

Hà Nội khẩn trương hỗ trợ Bắc Giang chống dịch

Nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho tỉnh Bắc Giang, ngay trong đêm và sáng ngày 17/5, đoàn hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương làm việc với Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, huyện Lạng Giang khảo sát, thực địa để tìm hiểu, xây dựng phương án chống dịch.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...