Bài 2: Nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp chưa nghiêm túc trong cổ phần hoá

Mặc dù công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có nhiều thay đổi tích cực về chất nhưng tiến độ vẫn còn chậm, số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá giai đoạn 2017-2020 chưa đạt 50% so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...
Bài 2: Nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp chưa nghiêm túc trong cổ phần hoá

Nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ này là do việc thực hiện chưa nghiêm túc của một số bộ, ngành, địa phương và điển hình là người đứng đầu doanh nghiệp…

Chậm cổ phần hoá đồng nghĩa gây thất thoát vốn Nhà nước?

Theo đánh giá của PGS. TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế thì trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát vốn cho Nhà nước càng lớn. “Trong suốt thời gian dài vừa qua, chúng ta đã nghe đến nhiều trường hợp càng để lâu càng mất vốn hoặc càng để lâu càng lỗ. Không ít lần các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành lên tiếng về những dự án như Nhà máy bột giấy Phương Nam (Tổng Cty Giấy Việt Nam), Công ty Gang thép Thái Nguyên… bán nhiều lần không ai mua hoặc không bán được do còn vướng mắc, tồn đọng chưa giải quyết được.

PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát vốn cho Nhà nước
PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát vốn cho Nhà nước

Những trường hợp như thế này, nếu không xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc để thoái càng nhanh càng tốt thì chắc chắn bất lợi và thiệt hại sẽ càng nhiều hơn nếu kéo dài thời gian thoái vốn.

Một điểm đáng lo ngại hơn được vị chuyên gia này chỉ ra là sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn dễ dẫn đến tâm lý hoạt động cầm chừng, chờ đợi, thậm chí là bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những lo ngại này đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới.

Theo lý giải của Bộ Tài chính, tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc cổ phần hóa. Bên cạnh đó, việc chậm quyết toán bàn giao sang Cty cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

Mặt khác, bộ này còn cho rằng, khó khăn trong việc thoái vốn thành công còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như: Khả năng hấp thụ vốn của thị trường chứng khoán và sự hấp dẫn của doanh nghiệp thoái vốn. Điển hình là một số doanh nghiệp của Bộ Xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả không cao, khi định giá theo quy định của pháp luật đã bán không thành công do không có nhà đầu tư đăng ký mua hoặc mua không hết số cổ phần cần bán.

Phát hiện sai phạm, cố ý làm trái quy định trong cổ phần hoá

Tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (tháng 10/2019), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (nay là Bí thư Thành uỷ Hà Nội) đã phải chỉ ra rằng, đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp, Tổng Cty “chậm đổi mới, ngại đổi mới” theo phê duyệt của Thủ tướng.

Công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn nhiều vướng mắc cả về thể chế, chính sách và tình hình thực hiện. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp làm rõ thêm giá trị pháp lý, cơ sở pháp lý và hiệu lực của công văn 4544/BTC-TCDN ngày 18/04/2019 của Bộ Tài chính về phương án sử dụng đất khi cổ phần hoá doanh nghiệp. Yêu cầu rà soát, sắp xếp lại toàn bộ đất đai của các Cty mẹ, Cty con, Cty cháu của các Tập đoàn, Tổng Cty, doanh nghiệp Nhà nước. Nếu cần thiết phải có sự điều chỉnh phù hợp thì phải điều chỉnh.

Về việc phát hiện các sai phạm, hành vi cố tình làm trái quy định trong cổ phần hoá, thoái vốn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tinh thần công khai, minh bạch và thượng tôn pháp luật theo yêu cầu của Thủ tướng. Tuy nhiên, trong quá trình này đã phát hiện những bất cập. Hiện nay, bước đầu đã phát hiện những sai phạm, cố ý làm trái quy định của pháp luật trong thoái vốn Nhà nước, làm trái với ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của lãnh đạo Chính phủ.

Bên cạnh đó là tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm cho quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm liên quan đến những vụ việc này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

Theo Phó Thủ tướng, việc đăng ký, giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán chưa được nghiêm túc, chưa đầy đủ, xuất hiện tại một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty, nhưng việc kiểm tra và xử lý rất hạn chế, chưa có ai bị cách chức vì vi phạm này, kể cả phân loại đánh giá cán bộ cuối năm, thua lỗ và không chịu thực hiện quy định niêm yết công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán. Những việc này phải được kiểm điểm nghiêm túc, xem xét trách nhiệm ở bộ, ngành nào và cơ quan nào?.

“Việc xử lý yếu kém 12 dự án, nhà máy thua lỗ của ngành công thương, phải nói rõ các vướng mắc, chủ yếu là vướng ở hợp đồng EPC. Phải chăng các doanh nghiệp, chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về hợp đồng? Có nên kéo Chính phủ vào việc này không khi đây là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp?”, Phó Thủ tướng nêu quan điểm.

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu

Chia sẻ về nguyên nhân tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tiếp tục chậm, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết: Một số bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng: Một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng: Một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Bên cạnh đó, vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Ông Tiến nhận định, có cả những nguyên nhân khách quan. Đó là quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa, làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND các tỉnh, thành phố thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định, dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Nói về nguyên nhân cổ phần hoá chậm và trách nhiệm của người đứng đầu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, những Tập đoàn, Tổng Cty trải dài trên 63 tỉnh và thành phố, nếu chỉ một trong 63 tỉnh, thành phố không phê duyệt phương án sử dụng đất thì tất cả công tác cổ phần hóa ách tắc hết. Một số bộ, ngành và địa phương trọng điểm nhưng rất chậm trong cổ phần hoá..., đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, cần phải xem xét nguyên nhân tại sao cổ phần hoá chậm và xem xét trách nhiệm người đứng đầu.

(Còn tiếp...)

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…