Startup Việt Nam còn thiếu điều gì?

Startup Việt Nam còn thiếu hiểu biết về việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến nguy cơ đánh mất ý tưởng của mình vào tay các nhà đầu tư.
Startup Việt Nam còn thiếu điều gì?

Nhận định này đã được ông David Ngô - Phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ tại Trung tâm Công nghệ cao TP.HCM, chia sẻ tại buổi gặp gỡ và đối thoại với chủ đề “Vai trò của phát minh/sáng chế/tài sản vô hình trong chiến lược phát triển của startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và kinh tế Việt Nam” do Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Theo ông David Ngô, tài sản vô hình trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Và việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vô hình sẽ bảo vệ sản phẩm sáng tạo của các doanh nghiệp khỏi việc bị đạo nhái. Điều này cũng sẽ đem lại tự do trong việc điều chỉnh giá, phương pháp kinh doanh cho mỗi cơ sở kinh doanh.

Ông cũng khẳng định các nhà đầu tư hay doanh nghiệp lớn sẽ dễ dàng bị thuyết phục và hợp tác hơn khi các nhà khởi nghiệp có được tấm bằng sáng chế phát minh cho sản phẩm của mình.

Mặc dù có nhiều lợi thế nếu tài sản vô hình của doanh nghiệp được bảo hộ. Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ tại Trung tâm Công nghệ cao TP.HCM cho hay, có một thực tế đáng buồn là nhiều cá nhân khởi nghiệp ở Việt Nam đang không có nhiều hiểu biết về việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ. 

Ông lấy dẫn chứng, nhiều bạn trẻ khi tham gia các cuộc thi giới thiệu ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp đều không hề đăng kí quyền sở hữu trước đó. Chính điều này khiến họ có nguy cơ đánh mất đi ý tưởng của mình vào tay các nhà đầu tư.

Chia sẻ vấn đề này ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch công ty TMA Solution, lại cho rằng các nhà khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng kí cấp bằng sáng chế.

Theo ông Lệ, khó khăn chủ yếu bắt nguồn từ khả năng tài chính để chi trả cho phí bảo hộ và khả năng chứng minh được tính mới của sản phẩm để có được tấm bằng sáng chế.

“Công ty chúng tôi đã phải chi trả 15.000 USD và rất nhiều thời gian, công sức để có được tấm bằng sáng chế, phát minh cho một sản phẩm”, ông Lệ chia sẻ. 

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông David Ngô khuyến khích các bạn trẻ khi muốn khởi nghiệp cần hợp tác cùng những chuyên gia tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ để hỗ trợ vượt qua những khó khăn trên.

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...