Startup Việt Nam còn thiếu điều gì?

Startup Việt Nam còn thiếu hiểu biết về việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến nguy cơ đánh mất ý tưởng của mình vào tay các nhà đầu tư.
Startup Việt Nam còn thiếu điều gì?

Nhận định này đã được ông David Ngô - Phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ tại Trung tâm Công nghệ cao TP.HCM, chia sẻ tại buổi gặp gỡ và đối thoại với chủ đề “Vai trò của phát minh/sáng chế/tài sản vô hình trong chiến lược phát triển của startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và kinh tế Việt Nam” do Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Theo ông David Ngô, tài sản vô hình trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Và việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vô hình sẽ bảo vệ sản phẩm sáng tạo của các doanh nghiệp khỏi việc bị đạo nhái. Điều này cũng sẽ đem lại tự do trong việc điều chỉnh giá, phương pháp kinh doanh cho mỗi cơ sở kinh doanh.

Ông cũng khẳng định các nhà đầu tư hay doanh nghiệp lớn sẽ dễ dàng bị thuyết phục và hợp tác hơn khi các nhà khởi nghiệp có được tấm bằng sáng chế phát minh cho sản phẩm của mình.

Mặc dù có nhiều lợi thế nếu tài sản vô hình của doanh nghiệp được bảo hộ. Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ tại Trung tâm Công nghệ cao TP.HCM cho hay, có một thực tế đáng buồn là nhiều cá nhân khởi nghiệp ở Việt Nam đang không có nhiều hiểu biết về việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ. 

Ông lấy dẫn chứng, nhiều bạn trẻ khi tham gia các cuộc thi giới thiệu ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp đều không hề đăng kí quyền sở hữu trước đó. Chính điều này khiến họ có nguy cơ đánh mất đi ý tưởng của mình vào tay các nhà đầu tư.

Chia sẻ vấn đề này ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch công ty TMA Solution, lại cho rằng các nhà khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng kí cấp bằng sáng chế.

Theo ông Lệ, khó khăn chủ yếu bắt nguồn từ khả năng tài chính để chi trả cho phí bảo hộ và khả năng chứng minh được tính mới của sản phẩm để có được tấm bằng sáng chế.

“Công ty chúng tôi đã phải chi trả 15.000 USD và rất nhiều thời gian, công sức để có được tấm bằng sáng chế, phát minh cho một sản phẩm”, ông Lệ chia sẻ. 

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông David Ngô khuyến khích các bạn trẻ khi muốn khởi nghiệp cần hợp tác cùng những chuyên gia tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ để hỗ trợ vượt qua những khó khăn trên.

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...