Bamboo Airways không thông qua kế hoạch tăng vốn, gần hoà vốn mảng kinh doanh cốt lõi trong quý 1/2023

Sơ bộ kết quả quý 1/2023, Bamboo Airways gần như đạt điểm hòa vốn đối với mảng kinh doanh cốt lõi. Theo báo cáo gần nhất, hãng đang chiếm 18% thị phần nội địa...
Bamboo Airways gần hoà vốn mảng kinh doanh cốt lõi trong quý I/2023

Sáng 10/4, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2023 để trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phần riêng lẻ nhằm tái cấu trúc khoản vay và phát hành cổ phần cho nhà đầu tư mới. 

Tại ĐHĐCĐ, HĐQT Bamboo công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2023, theo đó, Bamboo Airways gần như đạt điểm hòa vốn đối với mảng kinh doanh cốt lõi. Theo báo cáo gần nhất, hãng đang chiếm 18% thị phần nội địa...

Bên cạnh viện gần đạt đến điểm hòa vốn, Bamboo Airways cũng cho biết hãng đang khai thác hơn 40 đường bay nội địa, kết nối 22/22 cảng hàng không Việt Nam. Mạng bay quốc tế có 14 đường bay thẳng,

Mục tiêu đến năm 2025, quy mô đội bay của Bamboo Airways đạt 65 máy bay.

Bên cạnh lĩnh vực cốt lõi, Bamboo Airways đang xúc tiến xây dựng từng bước hệ sinh thái bổ trợ cho hàng không, mở rộng các doanh nghiệp trong lĩnh vực như cung ứng phục vụ mặt đất, hạ tầng kỹ thuật, cung ứng suất ăn, vận tải hàng hóa… 

Ngoài kết quả kinh doanh thuận lợi, Đại hội bất thường lần này của Bamboo Airways nhằm lấy ý kiến cổ đông về việc uỷ quyền cho Hội đồng quản trị thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm triển khai phương án phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Kế hoạch này nhằm hướng tới tái cơ cấu hiệu quả các khoản vay, đồng thời bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho công ty trong mảng kinh doanh cốt lõi và phụ trợ.

Theo kế hoạch, Bamboo Airways sẽ phát hành 772 triệu cổ phần để hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận giữa chủ nợ với công ty. Tổng giá trị các khoản nợ được hoán đổi bao gồm lãi và gốc đã phát sinh theo các hồ sơ tín dụng tính đến ngày 10/4/2023 của công ty với chủ nợ. Đại hội cổ đông sẽ ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định danh sách chủ nợ và khoản nợ được hoán đổi cổ phần.

Giá phát hành và tỷ lệ hoán đổi dự kiến là 10.000 đồng/cổ phần, tương đương tỷ lệ hoán đổi 1:1, nghĩa là 10.000 đồng nợ hoán đổi được một cổ phần (phát hành thêm).

Đồng thời, Bamboo Airways sẽ phát hành 185 triệu cổ phần cho nhà đầu tư mới. Giá phát hành dự kiến cũng là 10.000 đồng/cổ phần.

Bamboo Airways đang có vốn điều lệ 18.500 tỷ đồng, tương đương 1,85 tỷ cổ phần. Tổng số cổ phần dự kiến phát hành là 957 triệu đơn vị, bằng 51,7% số cổ phần hiện nay và 34,1% tổng số cổ phần sau phát hành.

Nếu các kế hoạch phát hành trên thành công, Bamboo Airways sẽ thu về 1.850 tỷ đồng, đồng thời được xóa khoản nợ trị giá 7.720 tỷ đồng và vốn điều lệ tăng thêm 9.570 tỷ đồng. Tương đương, vốn điều lệ của Bamboo Airways sẽ tăng lên thành 28.070 tỷ đồng, vượt qua Vietnam Airlines (22.144 tỷ đồng) để trở thành hãng hàng không có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Bamboo Airways
Cổ đông Bamboo Airways chưa thông qua kế hoạch phát hành để tăng vốn

Tuy nhiên, tại đại hội, các cổ đông thảo luận và thấy rằng cần thêm thời gian để bổ sung thông tin, hoàn thiện phương án tăng vốn khả thi nhất cho Bamboo Airways. Sau khi hoàn thiện, phương án tăng vốn sẽ được trình ĐHCĐ thông qua tại cuộc họp gần nhất.

Cũng tại đại hội, có cổ đông đề xuất khi ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định danh sách chủ nợ và khoản nợ được hoán đổi nên ưu tiên khoảng 10 chủ nợ lớn nhất cần hoán đổi nợ để đảm bảo tính công bằng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Hải, Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways lý giải việc để cho HĐQT quyết định vấn đề này vì đặc thù của Bamboo Airways là trải qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đại dịch COVID và sự cố xảy ra với cựu chủ tịch trước đây.

“Trong khoảng thời gian vừa qua, HĐQT biết rất rõ từng chủ nợ một và HĐQT cũng có được danh sách ưu tiên, sau khi ĐHĐCĐ hôm nay thông qua kế hoạch phát hành, HĐQT sẽ họp và sẽ thảo luận chi tiết các chủ nợ. Nên xin phép vẫn để trong nghị quyết hôm nay chung và rộng nhất có thể, có thể là 1,2 hoặc 5, 10, 15, 20 chủ nợ để đảm bảo sự hoạt động thường xuyên liên tục của Bamboo Airways”, ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, trong ba năm vừa qua, Bamboo Airways vẫn duy trì hoạt động liên tục, không những vậy còn tăng số lượng tàu bay. Cho nên mong cổ đông tin tưởng vào HĐQT của công ty để quyết định đối tượng chủ nợ phù hợp nhất.

Theo Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways, hiện hãng hàng không có rất nhiều chủ nợ, trong đó, một trong chủ nợ quan trọng nhất là các chủ tàu bay. Trong ba năm đại dịch, Bamboo Airways phải rất nỗ lực để đàm phán với các chủ nợ là các chủ tàu để giãn, hoãn nợ và cho đến nay chưa có chủ nợ nào rút tàu bay bởi vì Bamboo vẫn đang hoạt động trong điều kiện thị trường

Bên cạnh đó, để duy trì hoạt động, doanh nghiệp cũng phải huy động thêm 8.000 tỷ đồng từ các chủ nợ mới. Tuy nhiên, thông tin các chủ nợ xin báo cáo cổ đông sau.

Về thông tin về các nhà đầu tư mới, ông Hải cho biết, gần đây doanh nghiệp có thông cáo về việc có nhà đầu tư mới nhưng hiện tại chưa thể công bố thông tin nhà đầu tư mới, khi nào nhà đầu tư mới nắm được trên 51% cổ phần thì mới công bố chính thức.

Xem thêm

FLC xem xét thoái bớt vốn tại Bamboo Airways

FLC xem xét thoái bớt vốn tại Bamboo Airways

Thông tin từ Đại hội cổ đông bất thường của FLC sáng ngày 4/3, FLC đang xem xét chuyển nhượng cổ phiếu BAV của Hãng Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) để có nguồn lực tái cơ cấu doanh nghiệp…

Có thể bạn quan tâm