Bàn chải đánh răng Việt Nam tiếp tục bị Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng thuế tự vệ

Nằm trong danh sách quốc gia có lượng nhập khẩu lớn vào Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam vừa bị gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với bàn chải đánh răng…

Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với bàn chải đánh răng Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với bàn chải đánh răng Việt Nam

Mới đây, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Tổng cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ (DGI) vừa ban hành thông báo gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với sản phẩm bàn chải đánh răng nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ kể từ ngày 3/2/2024 đến ngày 2/2/2027.

Theo đó, Việt Nam không được loại trừ do nằm trong danh sách các quốc gia có lượng nhập khẩu đáng kể vào Thổ Nhĩ Kỳ. Sản phẩm bị điều tra/áp dụng thuế tự vệ là bàn chải đánh răng có mã HS 9603.21.00.00.19.

Mức thuế tự vệ và thời gian áp dụng cụ thể năm thứ nhất từ ngày 3/2/2024 đến ngày 2/2/2025 là 0,13 USD/cái.

Kể từ năm thứ hai bắt đầu từ ngày 3/2/2025 đến ngày 2/2/2026, thuế tự vệ là 0,11 USD/cái. Từ năm thứ ba kể từ ngày 3/2/2026 đến ngày 2/2/2027, thuế tự vệ là 0,09 USD/cái.

Trước đó, ngày 2/2/2021, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành thông báo áp dụng thuế tự vệ, thuế tự vệ có hiệu lực áp dụng trên phạm vi toàn cầu và có hiệu lực kể từ ngày 3/2/2021 đến ngày 2/2/2024.

Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Tây Á, đứng sau Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10/2023, xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thị trường thường xuyên sử dụng công cụ phòng vệ thương mại với hàng hóa nhập khẩu. Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 3 với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ, Ấn Độ.

Trước rào cản bảo hộ từ thị trường, việc doanh nghiệp chủ động ứng phó khi tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là hết sức quan trọng. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã khuyến nghị doanh nghiệp và ngành hàng cần nghiên cứu pháp luật phòng vệ thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, gia tăng chất lượng hàng hóa nhằm tránh bị khởi xướng điều tra.

Ngoài ra, theo Cục Phòng vệ thương mại, khi bị tiến hành điều tra, doanh nghiệp cần gửi yêu cầu, đăng ký tham gia vụ việc tới cơ quan điều tra để được xem xét là bên liên quan chính thức trong vụ việc; cân nhắc phối hợp với đơn vị tư vấn, luật sư có kinh nghiệm xử lý vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...