Vì sao Sacombank bị đưa vào trọng tâm phải xử lý trong năm 2017 ?

Cùng với việc xử lý 3 ngân hàng 0 đồng (OceanBank, GPBank, VNCB) và DongABank thì tái cơ cấu Sacombank sẽ là trọng tâm trong kế hoạch năm 2017 của NHNN.
Vì sao Sacombank bị đưa vào trọng tâm phải xử lý trong năm 2017 ?

Đại diện cơ quan thanh tra NHNN: việc tái cơ cấu Sacombank là điều đương nhiên

Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Hưng - Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN đưa ra trong buổi họp báo về hoạt động ngân hàng 2016 và triển khai kế hoạch 2017 của NHNN diễn ra vào ngày 4/1.

Theo đó, việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu đang được triển khai mạnh mẽ trên nguyên tắc đảm bảo tính thanh khoản, ổn định và phát triển hệ thống. NHNN đã nhận diện và đang thực hiện tái cơ cấu 5 ngân hàng này dựa trên nguyên tắc trên

Việc tái cơ cấu ngân hàng này cũng nằm trong tổng thể Đề án 254 của Chính phủ đảm bảo lành mạnh hóa, ổn định và phát triển hệ thống.

Ông Hưng cho hay, không riêng gì Sacombank, tất cả các ngân hàng đều phải tái cơ cấu và nằm trong tổng thể Đề án 254 của Chính phủ nhằm đảm bảo lành mạnh hóa, ổn định và phát triển hệ thống.

“Đặc biệt, Sacombank lại sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam nên việc tái cơ cấu là điều đương nhiên", ông Hưng nói.

Nói về tình hình hoạt động của Samcombank trong thời gian vừa qua, đại diện NHNN cho biết, hoạt động của Sacombank cơ bản ổn định và tiếp tục tăng trưởng, không xảy ra các diễn biến bất lợi ảnh hưởng đến an toàn hoạt động. Đến tháng 11/2016, tổng tài sản của Sacombank tăng 12,03% so với cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu là 2,22%. Hiện tại qua giám sát mọi giao dịch, mọi hoạt động, mọi thanh toán của ngân hàng này đều diễn ra bình thường.

Trước đó, sau khi có thông tin Sacombank nằm trong số 5 ngân hàng cần phải xử lý trong năm 2017, ông Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch Sacombank khẳng định: "Sacombank không phải là ngân hàng yếu kém và hiện vẫn duy trì vị trí trong Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đứng đầu trong nhóm các ngân hàng TMCP".

Thậm chí, theo ông Dũng, hiện nhiều đối tác đang sẵn sàng đầu tư vào Sacombank để cùng chung tay xử lý những tồn tại, hậu quả mà Ngân hàng TMCP Phương Nam để lại."Hiện đề án tái cấu trúc Sacombank sau sáp nhập, trong đó có phương án xử lý các vấn đề tồn đọng của Ngân hàng Phương Nam, đang trình NHNN và chúng tôi xác định năm 2017 sẽ bắt tay ngay vào thực hiện mạnh mẽ công tác tái cấu trúc ngay sau khi được NHNN duyệt", Chủ tịch Sacombank nhấn mạnh.

Cũng theo ông Kiều Hữu Dũng, tính đến thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của Sacombank đạt trên 330.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2015, vốn chủ sở hữu cũng đạt hơn 22.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 300.000 tỷ đồng, trong đó huy động từ thị trường 1 là 290.000, tăng 11,6% so với đầu năm. Tổng tín dụng của ngân hàng đạt hơn 232.000 tỷ đồng tăng 18,6%, trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 193.000 tỷ đồng, tăng 7%.

Năm 2015, ông Trầm Bê, khi ấy là phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị của Sacombank, đã ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn toàn bộ cổ phần của ông ở Sacombank, Phương Nam và ngân hàng sau sáp nhập cho Ngân hàng Nhà nước. Từ đó tới nay, cùng với việc sáp nhập ngân hàng Phương Nam, Sacombank đã đi vào tái cơ cấu.

Theo Diệu Ly/ANTT

>> Ông Kiều Hữu Dũng: “Sacombank không phải ngân hàng yếu kém"

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...