Bản đồ công nghệ thông tin truyền thông giúp doanh nghiệp trả lời ba câu hỏi

Bản đồ sẽ giúp các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định về ứng dụng, triển khai công nghệ mới, tránh đầu tư quá sớm hoặc quá muộn khi công nghệ đã lỗi thời...

Bản đồ công nghệ thông tin và truyền thông lĩnh vực Viễn thông
Bản đồ công nghệ thông tin và truyền thông lĩnh vực Viễn thông

Ngày 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Bản đồ công nghệ lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông là Bộ, ngành đầu tiên nghiên cứu và công bố 8 bản đồ công nghệ cho tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ.

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc xây dựng và công bố bản đồ công nghệ là để các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng làm công cụ hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, lập chiến lược mang tính dẫn dắt, xây dựng các kế hoạch triển khai từ ngắn hạn đến trung và dài hạn phù hợp với sự phát triển của công nghệ gắn với chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực. Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định về ứng dụng, triển khai công nghệ mới, tránh đầu tư quá sớm hoặc quá muộn khi công nghệ đã lỗi thời.

Sau 3 tháng nghiên cứu, 11 đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng được phiên bản đầu tiên của 8 bản đồ công nghệ cho lĩnh vực thông tin và truyền thông, gồm: Viễn thông, Bưu chính, Báo chí, Xuất bản, Chính phủ số, An toàn thông tin, Đại học số, Công nghệ số.

“Bản đồ công nghệ sẽ là công cụ hỗ trợ quản lý, dự báo, dẫn dắt, quyết định lựa chọn chấp nhận, ứng dụng, đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ một cách tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất. Bản đồ công nghệ sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trả lời ba câu hỏi mang tính sống còn: Các xu hướng lớn nào ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ số trong năm nay? Các công nghệ số nào có tiềm năng cân bằng giữa giá trị và rủi ro? Các công nghệ số mới nổi nào nên thận trọng khi triển khai?”, ông Nguyễn Khắc Lịch nói.

Bản đồ công nghệ lĩnh vực thông tin và truyền thông được xây dựng dựa trên các chiến lược đã được phê duyệt, tham khảo các báo cáo chuyên đề về xu hướng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ trên thế giới. Các tài liệu của của một số tổ chức uy tín trên thế giới về cách thức, phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ, lấy ý kiến các chuyên gia trong nước.

Mỗi bản đồ công nghệ gồm một tài liệu mô tả, đánh giá chi tiết từng công nghệ và một trang đồ họa (bản đồ) thể hiện các thông tin ngắn gọn về các công nghệ có tác động đáng kể đến lĩnh vực, với 04 loại thông tin gồm, mức độ trưởng thành của công nghệ, mức độ ảnh hưởng của công nghệ, các giai đoạn của sự kỳ vọng của công nghệ theo thời gian.

Ảnh màn hình 2023-10-09 lúc 16.24.45.png

Bản đồ công nghệ chính phủ số gồm 32 công nghệ số được thể hiện theo hình ra đa, các vòng tròn đồng tâm thể hiện thời gian, con số trong các hình tròn chỉ mức độ trưởng thành của công nghệ, độ to hay nhỏ của hình tròn biểu thị cho mức độ ảnh hưởng của công nghệ đó đối với lĩnh vực và màu sắc của các hình tròn biểu thị cho các giai đoạn của sự kỳ vọng của công nghệ.

Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Thành Phúc cho rằng: “Bản đồ công nghệ viễn thông là tài liệu dẫn hướng trong những năm tới cho công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phát triển năng lực đo lường trong lĩnh vực viễn thông. Bản đồ giúp các doanh nghiệp viễn thông lập kế hoạch thay đổi công nghệ, tránh các công nghệ lạc hậu. Các nhà khoa học, nhà quản lý, kỹ sư có thể tham khảo bản đồ công nghệ phục vụ các mục tiêu khác.”

Trên thế giới, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp thường chọn áp dụng sớm công nghệ từ giai đoạn đáy của sự vỡ mộng, áp dụng rộng rãi sớm thì chọn giai đoạn công nghệ dần được chấp nhận, áp dụng rộng rãi muộn là giai đoạn công nghệ được ứng dụng rộng rãi, ổn định, còn sau đó là công nghệ đã lạc hậu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…