Băn khoăn việc bỏ quy định cấm bán rượu bia từ 15 độ cồn trên internet

Quy định cấm hay không cấm bán rượu, bia trên internet đã làm nóng nghị trường sáng nay (23/5) khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Băn khoăn việc bỏ quy định cấm bán rượu bia từ 15 độ cồn trên internet
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.
Thảo luận tại hội trường các đại biểu đều bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành, tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, các chính sách của nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia  để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm lượng tiêu thụ rượu, bia.
Góp ý vào nội dung cụ thể của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, đề nghị Ban soạn thảo rà soát, xem lại cách giải thích từ ngữ tại khoản 5 Điều 2 về khái niệm "tác hại của rượu, bia". Đại biểu phân tích, Khoản 2 dự thảo Luật quy định: "tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng không có lợi của rượu bia đối với sức khỏe người dùng", khái niệm "tác hại" đánh đồng với khái niệm "không có lợi" là không đúng bởi không có lợi không phải có hại. Ở đây, tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, gây hại của rượu, bia thì rõ khái niệm.
Có cùng đề nghị, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, cũng cho rằng dự thảo luận cần làm rõ giải thích từ ngữ “tác hại của rượu bia” bởi đây là nội dung hết sức quan trọng của luật, nhưng dự thảo giải thích quá đơn giản. Dự thảo giải thích tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng không có lợi của rượu, bia đối với sức khỏe người uống, cộng đồng kinh tế - xã hội. Đại biểu đề nghị phải làm rõ, nhấn sâu vấn đề tác hại của rượu bia như sau: Gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế - xã hội, một trong những nguy cơ hàng đầu gây tàn tật và tử vong của người Việt Nam, nguyên nhân liên quan đến rối loạn tâm thần người lái xe gây tai nạn giao thông, gây tổn thương cả về tinh thần, tính mạng, cuộc sống của bản thân và người khác, làm cho bản thân và gia đình vướng vào vòng lao lý, mắc các bệnh tật như sơ gan, tim mạch, ung thư, gây hậu quả tử vong trước tác hại của rượu, bia. Nếu không có giải pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia thì hậu quả gây tác hại của rượu, bia sẽ tăng cao trong thời gian tới và đe dọa trực tiếp đến người sử dụng. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh, đây là điểm cực kỳ quan trọng khi truyền thông sau khi luật ban hành để người dân có sự thay đổi về nhận thức.
Trong phần phát biểu của mình, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên, cũng bày tỏ bất ngờ khi dự thảo lần này không còn quy định cấm bán rượu trên 15% độ cồn trên internet. Đại biểu cho biết, thực tế nội dung này đang được quy định tại Nghị định số 105/2017 của Chính phủ. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế tính sẵn có của rượu bia cần được xem xét kế thừa. Nhấn mạnh không thể dễ dàng bỏ qua những đánh giá tác hại của rượu bia đối với trẻ em, thuộc nội hàm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đại biểu đề nghị cần bổ sung cấm bán cả rượu, bia trên internet.
Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Trọng Nhân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, cho rằng, việc bỏ quy định về cấm bán rượu bia từ15 độ cồn trên internet thay vào đó là quy định về điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử trong bối cảnh internet ngày càng phổ biến và độ tuổi tiếp cận ngày càng trẻ thì việc bỏ chế định trên có phải vẽ đường cho hươu chạy. Theo đại biểu, báo cáo giải trình lý giải việc bỏ quy định này là vì không hợp thông lệ, tạo rào cản phát triển của các doanh nghiệp mà quên cân nhắc những nguy cơ tác hại đến đến trẻ em, những đối tượng yếu thế của xã hội. Việc vừa cho rằng không đủ nguồn lực hiện có không đảm bảo, vừa cho phép bán rượu, bia trên internet, trong khi biện pháp kiểm soát là không thể thì nên hiểu đây là sự mâu thuẫn, sự thiếu sót về mặt lập pháp.
Trong khi đó đại biểu Trần Văn  Huynh – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang, cho rằng quy định về điều kiện bán rượu, bia dưới 15 độ cồn trên internet tại Điều 13 của dự thảo luật (gồm đáp ứng điều kiện bán rượu quy định tại khỏan 4 Điều 12, điều kiện về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đối với bia quy định tại Điều 15 luật này; đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử; có biện pháp kiểm soát tuổi của người mua và áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt) là phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế kinh doanh hiện nay.
Tranh luận về việc bán và quảng cáo rượu, bia trên internet, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho biết, có nhiều ý kiến phản ánh không nên coi việc bán và quảng cáo rượu bia trên internet là một vi phạm vì nó không đơn thuần là quảng cáo mà là công cụ để kinh doanh đối với một mặt hàng được phép, đúng pháp luật. Do vậy đại biểu Nguyễn Sĩ Cương lưu ý trong bối cảnh Việt Nam đã đang và sẽ ký nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước thì việc quy định nội dung này trong luật cần cân nhắc thấu đáo.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…