Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 33,7% so với cùng kỳ năm 2020

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 279,8 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% so tháng trước và giảm 33,7% so cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 33,7% so với cùng kỳ năm 2020

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại dịch vụ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 279,8 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 249,9 nghìn tỷ đồng, giảm 8% và giảm 25,3%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 13,5 nghìn tỷ đồng, giảm 26,3% và giảm 66,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 20 tỷ đồng, giảm 78,3% và giảm 97,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 16,4 nghìn tỷ đồng, giảm 27,1% và giảm 64,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.044,5 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,8%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 2.499,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,1% tổng mức và giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 254,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4% tổng mức và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng mức và giảm 61,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm nay ước tính đạt 286 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,4% tổng mức và giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thường xuyên phối hợp với các bộ ngành, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, nhằm mục tiêu trong mọi hoàn cảnh không để bị đứt, gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nhất là người dân trong vùng dịch.

Tuy nhiên, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị. Do cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện các văn bản nêu trên tại một số địa phương có khác nhau nên xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của người dân nhưng còn gặp khó khăn, thậm chí ách tắc khi lưu thông trên địa bàn, địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đã có các văn bản đề nghị các địa phương rà soát, tuân thủ và thực hiện thống nhất, xuyên suốt theo đúng các chỉ đạo của Chính phủ không đặt ra bất kỳ điều kiện nào của riêng mình làm cản trở lưu thông vật tư, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất và các hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân.

Xem thêm

Netflix “lấn sân” sang mô hình bán lẻ

Netflix “lấn sân” sang mô hình bán lẻ

Netflix Inc sẽ cho ra mắt một cửa hàng trực tuyến để bán trang phục, hàng hóa phong cách sống và đồ sưu tầm dựa trên các bộ phim ăn khách của mình như "Stranger Things", "Lupin"…
Amazon có kế hoạch mở cửa hàng bán lẻ tại Mỹ

Amazon có kế hoạch mở cửa hàng bán lẻ tại Mỹ

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Amazon.com Inc đang có kế hoạch mở các cửa hàng bán lẻ lớn ở Hoa Kỳ, khi gã khổng lồ thương mại điện tử đang mở rộng dấu ấn của mình trong lĩnh vực bán lẻ truyền thống.

Có thể bạn quan tâm