Thị trường bán lẻ sẵn sàng “bật” sau những đợt “nén” Covid

Các chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường bán lẻ đang chuẩn bị cho “giai đoạn 2” của hiệu ứng lò xo, chứng kiến sức bật mạnh mẽ của cả cung và cầu sau một thời gian dài chịu lực “nén” lớn vì Covid.

Các chỉ số kinh tế tiêu dùng Việt Nam rất lạc quan

Sau khi đạt được “mục tiêu kép” phòng chống dịch hiệu quả và duy trì tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia và tổ chức kinh tế - nghiên cứu thị trường tiếp tục dự báo tích cực về sức bật của thị trường Việt Nam trong năm 2021. Cụ thể, Fitch dự báo GDP Việt Nam có thể tăng trưởng tới 7.5% trong năm 2021 – con số gần gấp đôi năm 2020 là 2.91%. Thậm chí Euromonitor còn đưa ra con số dương 11% cho Việt Nam trong năm 2021, cao hơn nhiều so với mức 6,2% – 9,6% của Indonesia, Thái Lan, Singapore và Phillippines.

Trong bức tranh tích cực này thì bán lẻ được kỳ vọng là “ngôi sao sáng” với sức bật và lực hút đầu tư mạnh mẽ nhất. Điều này được lý giải do cả “cung” và “cầu” của thị trường này đã bị “nén” một thời gian dài do dịch bệnh. Trading Economics cũng dự báo doanh số ngành bán lẻ của Việt Nam sẽ có mức tăng lên tới 11% trong năm 2021, vượt xa nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Bên cạnh đó, hàng loạt thương hiệu, doanh nghiệp đang lên kế hoạch mở rộng hệ thống, khai phá thị trường ở khu vực ngoại ô, tỉnh lẻ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Người tiêu dùng “giải nén” nhu cầu mua sắm sau các đợt giãn cách

Người tiêu dùng “giải nén” nhu cầu mua sắm sau các đợt giãn cách

Ở khía cạnh “cầu”, sau khi bước vào thời kỳ “bình thường mới”, người dân đã điều chỉnh cân bằng nhu cầu và sức mua, không chỉ tập trung chi tiêu vào sản phẩm thiết yếu. Thu nhập khả dụng của người dân đang ổn định trở lại, kéo theo khả năng chi tiêu mạnh tay hơn của người tiêu dùng. Fitch Solutions định lượng chi tiêu hộ gia đình Việt riêng năm 2021 sẽ tăng tới 9,69%, cao hơn hẳn so với các nước ASEAN khác như Thái Lan (3,9%), Malaysia (6,3%), Philippines (5,5%) và Singapore (3%). Như vậy có thể thấy, bán lẻ đang sở hữu “kiềng 3 chân” để vừa trụ vững, vừa bứt tốc trong năm 2021: quy mô thị trường phát triển – doanh nghiệp bán lẻ mở rộng đầu tư – sức mua người tiêu dùng gia tăng.

Cơ hội cho “kẻ mạnh” với chiến lược kinh doanh offline – online linh hoạt

Bên cạnh tiềm năng của thị trường, mô hình bán lẻ cũng đã nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, trong đó nổi bật là sự tăng trưởng của kênh online. Nói chính xác hơn, những “kẻ mạnh” đang tập trung phát triển bán hàng đa kênh, trong đó online và offline - cửa hàng truyền thống là hai kênh bổ trợ.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, kênh online dù là trải nghiệm tốt nhưng chỉ là một phần của hoạt động mua sắm, không thể là kênh sẽ thay thế hoàn toàn cửa hàng truyền thống. Các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng cũng chỉ ra rằng, 90% khách hàng sau khi đến cửa hàng mua sắm trực tiếp sẽ mua nhiều hơn vào lần sau. “Cửa hàng tạo nên cảm giác thực chạm vào sản phẩm và thúc đẩy việc mua sắm tốt hơn, đó là triết lí đã được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới tổng kết. Điều này được chứng minh rõ nét khi chính các nhà bán lẻ trực tuyến như EverLane, KeepLand, Habitat hay Amazon đều phải mở thêm cửa hàng thực thể để gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Amazon phát triển các cửa hàng thực thể để tăng điểm chạm tới khách hàng (Ảnh: Forbes)

Amazon phát triển các cửa hàng thực thể để tăng điểm chạm tới khách hàng (Ảnh: Forbes)

Ông Phú cho biết thêm, việc “shopping” tại cửa hàng trực tiếp không chỉ đem lại cảm giác mua sắm trọn vẹn mà còn là “nhu cầu tiếp xúc xã hội”. Nhu cầu này sẽ gia tăng đáng kể sau thời gian dài “sống online”, đặc biệt đối với các sản phẩm, dịch vụ không thể trải nghiệm trực tuyến như trang điểm, làm đẹp, ăn uống, tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí... Thực tế, sau mỗi giai đoạn giãn cách xã hội, xu hướng “thèm” được ra ngoài được “bật lò xo” ngay lập tức với các cuộc hẹn gặp giao lưu ở những nơi đảm bảo sự an toàn – an tâm và sạch sẽ. Giai đoạn Tết Nguyên đán, hệ thống TTTM Vincom ghi nhận lượt khách đạt tới 90% so với cùng kỳ năm 2020 đã chứng minh rõ điều đó. 

Bên cạnh đó, nhu cầu dịch vụ gia tăng nhưng mong muốn di chuyển nhiều “suy giảm” của người tiêu dùng sẽ khiến các TTTM với thế mạnh “all in one” (tất cả trong một) trở thành nơi hứng trọn dòng chảy thị trường. Sau các đợt dịch, TTTM đã trở thành điểm đến hàng đầu khi triển khai kịp thời và nghiêm túc các biện pháp phòng dịch, đem đến không gian an toàn trải nghiệm cho khách hàng. Bởi thế, như nhận định của chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thay vì chọn những địa chỉ kém vệ sinh, sau dịch, mọi người mới thấy vào trung tâm thương mại an toàn và đầy đủ (sản phẩm, dịch vụ) hơn rất nhiều”.

TTTM Vincom có các công tác phòng chống dịch tức thời, bài bản và nghiêm túc

TTTM Vincom có các công tác phòng chống dịch tức thời, bài bản và nghiêm túc

Năm 2021 sẽ trở thành “cuộc đua kỳ thú” của bán lẻ Việt Nam. Thị trường sẽ tiếp nhận hàng trăm nghìn m2 mặt bằng bán lẻ đến từ các dự án mới, hàng loạt thương hiệu trong nước và quốc tế tiếp tục mở rộng hệ thống, và đặc biệt là “cơn bão” tiêu dùng offline đến từ người dân đã “sống online” sau thời gian dài.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm